Căn cứ Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài:
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Như vậy, tài sản chung là nhà đất ở nước ngoài thì khi phân chia sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có nhà đất đó.
Đối với trường hợp tài sản là nhà đất ở Việt Nam:
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy đinh: tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức: Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Nặt khác tại Khoản 1 Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định: tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài không được đứng tên trên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mà chỉ được mà chỉ được sở hữu nhà ở chung cư hoặc nhà ở riêng lẽ theo như quy định trên.
Chính vì vậy, theo quan điểm của tôi việc phân chia nhà đất là tài sản chung trong trường hợp này thì người vợ sẽ được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, còn người nước ngoài sẽ nhận được phần giá trị tương ứng được phân chia quy đổi thành tiền.