Ly hôn và muốn giành quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #483649 29/01/2018

    Ly hôn và muốn giành quyền nuôi con

    Cho em hỏi bé lớn nhà em 4 tuổi, bé nhỏ 2 tuổi. Nếu ly hôn em có được nuôi cả 2 không ạ, em là mẹ, chồng em ham cờ bạc, hay đánh em
     

     
    3912 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #483672   29/01/2018

    Bạn nên tham khảo Luật hôn nhân gia đình 2014. Trong đó, 

    "Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.".  --> Trường hợp này bé nhỏ sẽ do bạn nuôi theo khoản 3 nếu bạn không có vấn đề gì thuộc đoạn sau khoản 3 đó. Còn bé lớn 4 tuổi thì thỏa thuận hoặc tòa sẽ xem xét theo hướng có lợi nhất cho bé. Nếu chồng bạn như bạn nói ở trên (bạn chứng minh được) và bạn có đủ khả năng nuôi dạy cả hai bé thì mình nghĩ Tòa cũng không phản đối đề xuất của bạn. Dù sao cũng mong mẹ con bạn sống hạnh phúc.

    Về các vẫn đề liên quan đến cấp dưỡng, quyền của người không trực tiếp liên quan đến việc chăm sóc, bạn tham khỏa các điều sau điều 81 này

     
    Báo quản trị |  
  • #483678   29/01/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Thứ nhất, tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
     

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
     

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
     

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

    Như vậy, căn cứ vào Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014, đối với bé 2 tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

    Thứ hai, đối với bé còn lại (4 tuổi) trong trường hợp của chị và chồng chị muốn giành quyền nuôi con tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại… người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc … - nói một cách dễ hiểu là có nhiều tiền hơn, thì sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con, trường hợp của chị hiện tại anh chồng đang có lợi thế hơn. Tuy nhiên, người mẹ (vợ) lại thường có lợi thế hơn về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái. Vậy, nếu như chị chứng minh được chồng chị có những thói hư tật xấu” như ham vui rượu bia, vũ phu đối với con hoặc không đôn đốc chuyện học hành của con cái… để có ưu thế về giành quyền nuôi con. Bởi vấn đề của chị còn phụ thuộc vào phán quyết của tòa án cùng những chứng cứ chứng minh cho lợi thế về quyền nuôi con của chị.


     

     
    Báo quản trị |  
  • #483699   29/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Chào chị, căn cứ vào Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014, thì bé nhỏ 2 tuổi chị đương nhiên được quyền nuôi dưỡng (trừ trường hợp chị không có đủ điều kiện nuôi hoặc có thỏa thuận khác với chồng chị). Còn bé lớn 4 tuổi thì cũng không thể khẳng định được rằng chị có quyền nuôi cháu lớn hay không. Việc bé còn lại do ai nuôi phụ thuộc vào phán quyết của Tòa án. Nếu chị chứng minh được điều kiện kinh tế, các mặt khác như ăn học, sinh hoạt, vui chơi chị có điều kiện tốt hơn chồng chị và chị có thể đảm bảo cho cháu có một cuộc sống tốt hơn nếu cháu ở với chị thay vì ở với bố thì có thể Tòa án sẽ xem xét. Bên cạnh đó, để giành được quyền nuôi bé lớn thì chị nên chuẩn bị thêm các chứng cứ về việc chồng chị cờ bạc, điều kiện về tài chính không ổn định, không tạo điều kiện tốt nhất cho con nếu cháu lớn ở với bố.

    Nhưng con do ai nuôi đi nữa thì người còn lại vẫn được quyền thăm nuôi, chăm sóc.

    Hi vọng chị có thể tìm được cách tốt nhất để giúp cho hai cháu phát triển toàn diện. 

     
    Báo quản trị |  
  • #484802   10/02/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Vấn đề không phải là ai có quyền nuôi dưỡng hai bé, mà vấn đề là ở môi trường với cha hay với mẹ thì hai bé có thể phát triển tốt nhất. Đừng vì thắng thua nhất thời mà hãy vì lợi ích của hai con.

    Trường hợp ai có quyền nuôi hai cháu còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: môi trường phát triển, điều kiện kinh tế, tình thương,... Chồng bạn ham đánh cờ có thể là một yếu tố để Tòa án tước bỏ quyền nuôi con vì không có điều kiện để nuội dạy tốt.

    Tuy nhiên theo điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau để ai có thể nuôi hai cháu. Việc người còn lại dù không nuôi dưỡng nhưng có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom chăm sóc con.

    Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014: 

    "1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

     
    Báo quản trị |  
  • #501361   02/09/2018

    Nếu muốn được nuôi con chị phải chứng minh được mình có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con thật tốt. Đồng thời cũng phải chỉ ra được rằng chồng chị không có khả năng và điều kiện tốt để nuôi con, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Thông thường trường hợp con nhỏ tòa sẽ ưu tiên cho người mẹ nuôi dưỡng.

     
    Báo quản trị |