Ly hôn và giành quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #510765 25/12/2018

    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Ly hôn và giành quyền nuôi con

    Em chào mọi người nhé. Mong mọi người tư vấn giúp đỡ cho em với ạ.
    Chuyện là Em cưới chồng ngày 01/5/2018, từ khi cưới về thì anh chồng này thường xuyên nhậu nhẹt về đánh đập, hành hạ em. Nhưng vì thương con nên em nhịn hết và nghĩ rằng anh ta sẽ thay đổi nhưng anh ta vẫn như vậy không thay đổi. Về phía gia đình bên ấy thì không thích em vì chị có bầu trước khi cưới, nhưng em vẫn im lặng chịu đựng vì con và luôn hy vọng 1 ngày nào đó chồng em thay đổi. Nhưng càng ngày càng quá đáng, hiện bé con đang ở bên gia đình chồng và không cho em qua thăm cũng như bồng ẳm gì cả, chồng em còn hăm dọa nếu em hay gia đình em qua bên gia đình đó thì ảnh sẽ giết hết. Trong khi đó bé con mới được 4 tháng rưỡi. Mọi người cho em hỏi làm sao để li dị và dành quyền nuôi con ạ. 
     
    Em có hỏi thì nhiều người bảo theo Luật Hôn nhân Gia đình thì: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Khi ra Tòa em có phải chứng minh thu nhập không, vì em làm công không có hợp đồng gì cả nên chưa biết thế nào?
    Cập nhật bởi anthuylaw ngày 25/12/2018 07:19:22 SA sai chính tả

    Không có gì là không thể.

     
    2379 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #512633   22/01/2019

    Chào bạn,

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi”. Tuy nhiên, không phải cứ con dưới 36 tháng sẽ được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi. Mà còn phải xét đến điều kiện chăm non của người mẹ đó nữa. “, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh các điều kiện thể hiện mình đủ để chăm sóc cho con như:

    - Chứng minh về kinh tế : Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng của bạn xem có đủ chăm sóc nuôi nấng một đứa trẻ 04 tháng rưỡi hay không?

    - Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức:

    Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của bạn đối với gia đình, xã hội.

    - Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con : Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.

    Như vậy, khi bạn chứng minh rằng bạn đủ điều kiện trực tiếp trông non, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con phù hợp với lợi ích của con như những yếu tố trên thì Tòa sẽ xem xét bạn được trực tiếp nuôi con mà không cần phụ thuộc vào việc thu nhập của chồng bạn nhiều hơn bạn.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #512932   28/01/2019

    coikt
    coikt

    Sơ sinh


    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 392
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 

     

    “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

     

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

     

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

     

    Như thông tin bạn đã cung được gia cấp con bạn đang dưới 36 tháng tuổi và sẽ được cho bạn trực tiếp nuôi, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện trực tiếp trông non, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi

     

    Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

     

    Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

     

    Như vậy, để giành được quyền nuôi con bạn cần chứng minh mình có đủ khả năng nuôi con theo các căn cứ vào những yếu tố sau:

     

    Chứng minh về kinh tế : Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng của cha, mẹ. Mức độ ổn định của nghề nghiệp, nếu như cha hoặc mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp, hoặc nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.

     

    Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức:

     

    Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội.

     

    Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con : Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.

     

    Như vậy, khi bạn chứng minh rằng bạn đủ điều kiện trực tiếp trông non, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con phù hợp với lợi ích của con như những yếu tố trên thì Tòa sẽ xem xét chị được trực tiếp nuôi con

    Cập nhật bởi coikt ngày 29/01/2019 10:44:47 SA Cập nhật bởi coikt ngày 28/01/2019 08:51:32 CH
     
    Báo quản trị |