Lưu ý khi làm nhiều công ty cùng lúc

Chủ đề   RSS   
  • #544553 28/04/2020

    Lưu ý khi làm nhiều công ty cùng lúc

    Thời buổi kinh tế thị trường nên mọi người đều chạy theo công cuộc kiểm tiền và làm cùng lúc nhiều công ty để có mức thu nhập mong muốn là điều mà không ít người lao động hướng tới, để đảm bảo quyền lợi của mình những lao động này cần nắm chắc một số điều sau:
     

    Hợp đồng lao động (Điều 15 BLLĐ)

    Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Khi đọc HĐLĐ, người lao động phải xem xét kỹ lưỡng các điều khoản sau:

    - Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT)…

    Một số công ty yêu cầu hoặc thỏa thuận với người lao động không được phép giao kết hợp đồng lao động cùng lúc với nhiều công ty và lấy đó làm căn cứ sa thải người lao động.

    Tuy nhiên đây là thỏa thuận trái pháp luật, nếu người lao động bị sa thải hoặc có tranh chấp với người sử dụng lao động thì có quyền khởi kiện.
     

    Đóng Bảo hiểm xã hội (Điều 85 Luật BHXH 2014, Điều 43 Luật việc làm)

    Theo đó, người lao động giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng BHXH đối với HĐLĐ giao kết đầu tiên.

    Đồng thời, trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ thì người lao động và người sử dụng lao động của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
     

    Đóng Bảo hiểm y tế (Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định.

    Người sử dụng lao động của các HĐLĐ còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng BHYT.

    Vậy, khi làm việc cùng lúc tại 2 công ty thì công ty nào có mức lương cao hơn thì người lao động phải tham gia BHYT tại công ty đó.
     

    Giảm trừ gia cảnh (Điều 9 TT 111/2013/TT-BTC)

    Người lao động ký HĐLĐ với cùng lúc nhiều công ty khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công vẫn được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần với thuế suất từ 5-35% đối với từng mức thu nhập tính thuế/tháng.

    Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một thời điểm (tính đủ cả tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc tại một nơi làm việc, những nơi còn lại không được tính giảm trừ gia cảnh.

     

     

     
    998 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận