Lưu ý cần biết khi ly hôn giành quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #518242 16/05/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Lưu ý cần biết khi ly hôn giành quyền nuôi con

    Lưu ý cần biết khi ly hôn giành quyền nuôi con

    >>> 07 điều phụ nữ cần lưu ý khi ly hôn

    >>> Thuận tình ly hôn có cần đến thủ tục hòa giải?

    Tranh chấp về quyền nuôi con là một vấn đề thường phát sinh giữa vợ và chồng khi ly hôn, bên cạnh tranh chấp phổ biến chia tài sản. Hầu hết bậc cha, mẹ nào cũng muốn giành được quyền nuôi con. Vậy, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về quyền nuôi con khi ly hôn?

    Vấn đề này được ghi nhận tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Theo đó, tạm chia thành 03 trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Đối với con dưới 36 tháng tuổi

    Ở trường hợp này, con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi và chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    Lưu ý: Khi chứng minh được người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái (mẹ bị mắc các bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; mẹ có tư cách đạo đức suy đồi; hay đánh đập hành hạ con,…) hoặc trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của conthì con sẽ không giao cho người mẹ.

    Trường hợp 2: Đối với con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi

    Quyền nuôi con trước hết là theo sự thỏa thuận giữa vợ hoặc chồng. Pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các đương sự. Tuy nhiên, nếu không thể thỏa thuận được quyền nuôi con sau khi ly hôn; lúc này Tòa án sẽ là người quyết định dựa trên cơ sở xem xét nhiều phương diện khác nhau như: khả năng tài chính; phẩm chất đạo đức; nghề nghiệp; nơi sinh sống… để giao con cho một trong hai bên trực tiếp nuôi dưỡng.

    Căn cứ để Tòa quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Người không trực tiếp nuôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    Trường hợp 3: Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên

    Trường hợp này việc quyền nuôi con thuộc về ai sẽ dựa chủ yếu trên nguyện vọng của con vì khi này con đã có thể nhận thức, cân nhắc về việc muốn sống cùng bố hay mẹ. Ngoài ra, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên. Mặt khác, Tòa án vẫn dựa trên các yếu tố khác để xem xét về quyền nuôi con trong trường hợp này nhằm đảm bảo rằng trẻ em được phát triển trong môi trường bình thường và thuận lợi nhất. Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    Ngoài ra, sau khi thủ tục ly hôn được giải quyết xong, người trực tiếp nuôi con mà không chăm lo được tốt cho đứa trẻ, thì người cha mẹ không trực tiếp nuôi hoặc các cá nhân tổ chức được quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có các căn cứ luật định (Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên). Vì vậy, sau khi ly hôn giành quyền nuôi con, người không trực tiếp nuôi con vẫn có thể giành lại quyền nuôi con cho mình.

     
    5565 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #519032   26/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Về việc giành quyền nuôi con, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con, nhằm tạo cho con có môi trường sống, môi trường giáo dục tốt nhất. Đó là điều kiện về kinh tế, thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như môi trường giáo dục tốt nhất đối với con. 

    Ngoài ra, Tòa án có thể căn cứ vàoyếu tố lỗi trong việc dẫn đến ly hôn để giao con cho bố, hoặc mẹ nuôi. 

     
    Báo quản trị |