Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới mà tại thời điểm kiểm tra không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa là những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, bị áp dụng một hình thức xử phạt chính như cảnh cáo, phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác.
Các hành vi vi phạm các quy định về tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới
- Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới mà tại thời điểm kiểm tra không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa
- Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hàng hóa chưa được phép của cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật;
- Tự ý phá niêm phong hàng hóa;
- Không bảo đảm nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu;
- Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định.
Mức phạt đối với hành vi lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định xảy ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan
Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 96/2020/NĐ-CP lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định xảy ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Theo Điểm a, d khoản 5 Điều 13 Nghị định 96/2020/NĐ-CP buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường và văn hóa phẩm có nội dung độc hại
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện
Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường đối với hành vi lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định xảy ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan
Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với hành vi lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định xảy ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan
Theo Điều 19 Nghị định 96/2020/NĐ-CP Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với hành vi lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định xảy ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan
- Đội trưởng Đội quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm d, điểm e, điểm đ và điểm h khoản 3 Điều 3 Nghị định 96/2020/NĐ-CP
- Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm d, điểm e, điểm đ và điểm h khoản 3 Điều 3 Nghị định 96/2020/NĐ-CP
Vậy, mức phạt XPHC đối với hành vi lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định xảy ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc phải khác phục hậu quả.