TRƯNG CẦU Ý DÂN – MỘT BƯỚC TIẾN CỦA LUẬT VIỆT
Trưng cầu ý dân đã được Hiến định từ lâu, ngay từ Hiến pháp 1946 rồi lần lượt đến Hiến pháp 2013, vấn đề trưng cầu ý dân luôn tồn tại vững bền trong các bản Hiến pháp, song cho đến tận nay thì cái quyền này vẫn chưa được luật hóa.
Trưng cầu ý dân – quyền lực của nhân dân
Trưng cầu ý dân được xem là một biểu hiện của sự dân chủ, khi mà thực quyền nhân dân được biểu hiện bằng hành động thay vì lời nói suông và chữ “dân chủ” luôn tồn tại một cách đúng đắn.
Nhắc đến trưng cầu ý dân thì trước tiên cần quay sang nước Mĩ tại quốc gia được xem là dân chủ và tiến bộ này, trưng cầu ý dân và quyền lập pháp công cộng được ghi nhận chính thức trong khung pháp lý của hơn 23 bang. Ngoài ra 49 bang của Hoa Kỳ cũng quy định nếu sửa Hiến Pháp bang phải tiến hành thông qua trưng cầu ý dân. Nhưng nếu nói có một cuộc trưng cầu ý dân trên phạm vi toàn lãnh thổ nước Mĩ thì đó là điều không được ghi nhận trong các văn bản liên bang Hoa Kỳ, bởi lẽ theo quan điểm của các nhà lập quốc Hoa Kỳ đưa ra rằng những chính sách quan trọng sẽ tác động trực tiếp đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các tiểu bang và để đảm bảo sự phù hợp thì mỗi tiểu bang sẽ trưng cầu riêng trong phạm vi bang mình.
Có thể thấy rằng tại Hoa Kỳ, trưng cầu ý dân như một điều tất yếu không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của bộ máy chính quyền trong việc đảm bảo quyền lợi nhân dân mà còn là trách nhiệm của họ, còn với nhân dân Hoa Kỳ thì đó là cách họ quản lý chính quyền do chính mình lập ra.
Bên cạnh hoa kỳ thì vấn đề trưng cầu ý dân vẫn khá thịnh hành ở các quốc gia tư bản tiến bộ như Canda, Anh, Ireland, Pháp... Nhưng hầu như chẳng ai nhắc đến hoặc không biết để nhắc đến Nam Phi, nơi mà chính trưng cầu ý dân đã giải quyết vấn đề nhức nhối của quốc gia này về vấn nạn phân biệt chủng tộc.
Ta có thể thấy rằng, dẫu là một chính quyền tiến bộ, dân chủ hay một chính quyền phân biệt chủng tộc, chuyên quyền thì mô hình trưng cầu ý dân vẫn luôn tuồn tại vững bền, trụ vững theo thời gian cùng những giá trị mãi khẳng định trong lịch sử nhân loai, chính là quyền tự quyết nhân dân.
Trưng cầu ý dân đã “chờ” lâu rồi
Có thể nói rằng trưng cầu ý dân không phải là vấn đề mới nảy sinh gần đây tại Việt Nam mà nó vốn đã có từ rất lâu rồi, khi mà bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam – Hiến pháp 1946 đã ghi nhận việc trưng cầu ý dân hay phúc quyết toàn dân, điều 31 Hiến pháp 1946 đã ghi nhận phúc quyết toàn dân như một quyền thực thụ của nhân dân “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia” nhưng mãi đến tận này thì cái quyền này vẫn chưa hề được thực thi dù chỉ một lần.
Việc trưng cầu ý dân luôn là một đề tài bàn tán sôi nổi không chỉ trong giới khoa học pháp lý, dân luật mà thậm chí là cả các sinh viên Luật, cứ mỗi lần nhắc định các quy tắc hiến định, các quy định, biểu hiện vi hiến thì lại lấy ngay “trưng cầu ý dân” ra mà bàn.
Nhưng rồi cho đến gần đây, khi mà trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII mới thông qua Luật Trưng cầu ý dân, cụ thể việc trưng cầu ý dân sẽ được tổ chức khi Quốc hội cảm thấy cần thiết hoặc có ít nhất 1/3 tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tổ chức, các vấn đề trưng cầu ý dân bao gồm Hiến pháp ( toàn văn, một phần), các vấn đề hệ trọng quốc gia: chủ quyền dân tộc, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội…
Tại sao đến giờ mới có?
Như đã nói việc trưng cầu ý dân đã có từ Hiến pháp 1946 nhưng tại sao mãi hơn 50 năm rồi mà trưng cầu ý dân vẫn chưa được hiện thực hóa? Đó là một câu hỏi khá phổ biến đối với những người tìm hiểu về luật, nhất là Luật Hiến pháp.
Thứ nhất: Sự chống phá của các thế lực thù địch. Hiện tại nước Việt Nam đang trên đà xây dựng phát triển, các chính sách phải đưa ra một cách phù hợp, bất kì lỗi sai nào cũng có thể kéo cả quốc gia, cả dân tộc đi xuống, nhất trong bối cảnh hiện nay khi mà các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá, chỉ cần có cơ hội chúng sẽ tìm cách kìm hãm, làm lệch định hướng xây dựng phát triển đất nước.
Thứ hai: quan điểm Luận điểm cử tri "không đủ năng lực", "không đủ tư cách" đã và đang tồn tại như một điểm nhấn của các nhà làm luật mỗi khi nhắc đến lý do tại sao không tổ chức trưng cầu ý dân. Ban đầu lý do trên được dùng để chống lại quyền bầu cử của phụ nữ, công nhân, các chủng tộc được xem là man di mọi rợ. Nhưng khi mà truyền thông và xã hội phát triển đến mức nhất định, trình độ nhân thức của người dân cao hơn, họ không chỉ quan tâm về đời sống vật chất, tinh thần mà còn chú tâm đến vấn đề chính trị thì khi ấy luận điểm trên trở thành lập luận chống lại dân chủ.
Luật trưng cầu ý dân tại Việt Nam đã thông qua nhưng...
Có thể nói rằng sự ra đời của Luật Trưng cầu ý dân tại Việt Nam như một bước tiến lớn của nền lập pháp Việt Nam trong việc công nhận một trong những công cụ quyền lực đặc biệt quan trọng của nhân dân. Nhưng trong những điều luật vẫn toát lên những điều bất ổn.
Thứ nhất: Theo luật này, "Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội" có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân. Hay nói cách khác tức nhân dân sẽ không tự chủ trong vấn đề có tổ chức hay không việc trưng cầu, bởi có trưng cầu hay không đều được quyết định bởi Quốc hội và đại biểu Quốc hội, còn nếu hai thành phần này không muốn tổ chức thì dân phải tuân theo.
Thứ hai: trong Luật Trưng cầu ý dân cũng quy định về việc "nghiêm cấm lợi dụng việc trưng cầu ý dân để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân…", với vấn đề trưng cấu ý dân là một vấn đề hết sức quan trọng lẫn nhại cảm, từ một hành động chính đáng vẫn có thể quy về chống phá nhà nước, Đảng. Do vậy đáng lẽ Quốc hội phải có hướng dẫn cụ thể hơn vấn đề trên chứ không phải chỉ nói một cách chung chung.
Hiện nay, việc Trưng cầu ý dân đã được luật hóa tương đối toàn diện và cơ hội diễn ra trưng cầu ý dân sẽ có thể xuất hiện, nhưng liệu có hay không những bất cập khác trong quá trình trưng cầu thì đó vẫn là điều khó nói.