Luật Thương mại quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #506675 04/11/2018

    ly1609

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật Thương mại quốc tế

    Em có 1 tình huống mong mọi người có thể giải đáp giúp em ạ.
     
    DN A của Việt Nam ký hợp đồng với DN B của Pháp theo đó A sẽ bán cho B 3000 tấn gạo 5% với giá 430USD/tấn, CIF Nice Incoterms 2000. Ngoài ra, trong hợp đồng ghi rõ A phải chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng được giao xuống cảng. Khi hàng đến Nice, phía B phát hiện thấy một số bao gạo có nấm mốc liền mời giám định đến. Giám định cũng xác nhận có 14 bao gạo có nấm mốc. Trước tình trạng này, B không nhận hàng và không thanh toán tiền hàng. Sau khi tiến hành thương lượng không thành, A đành phải tìm cách bán số hàng trên với giá rẻ.
     
    1.     B có vi phạm nghĩa vụ nhận hàng không? Nếu A viện lý do rằng hợp đồng đã ký có điều khoản CIF theo đó sau khi A giao hàng cho B qua lan can tàu chở hàng và đã có vận đơn sạch (Clean B/L) của thuyền trưởng rồi thì A sẽ không phải chịu rủi ro do hàng bị mốc. A có phải chịu trách nhiệm không?
     
    2.     A có vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng không? Nếu B viện dẫn lý do hàng không đúng chất lượng, B không nhận được hàng đúng hẹn. Do vậy, B cũng lỡ hẹn với đối tác trong việc giao hàng. B kiện A phải bồi thường thiệt hại, A có phải bồi thường thiệt hại không?
     
    3.     Công ước Viên 1980 về MBHHQT có được áp dụng trong trường hợp này không? Cần phải đáp ứng các điều kiện gì? Trong trường hợp nào thì công ước không được áp dụng? Nếu muốn Công ước được áp dụng cần phải làm gì?
     
    1837 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507127   10/11/2018

    Khi mua bán hàng hóa theo điều kiện CIF thì người mua phải chiu mọi rủi ro do hàng hóa bị mất mất, hư hỏng từ thời điểm hàng hóa thực tế được giao quan lan can tàu tại cảng đi. A đã giao hàng cho B qua lan can tàu chở hàng và đã được cấp Clean B/L (hàng hóa đã được A giao cho người chuyên chở trong tình trạng tốt, đủ về số lượng, không bị hư hại, ẩm, mốc, vv) nên A sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với số gạo bị mốc nêu trên. B sẽ nhận được sự đền bù của công ty bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng. B có nghĩa vụ phải nhận hàng tại cảng đến. B không chịu nhận hàng và thanh toán tiền hàng tức là đã vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #507128   10/11/2018

    Để biết Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế có được áp dụng hay không, bạn tham khảo tại quy định tại Khoản 1 Điều 1 Công ước này, cụ thể như sau:

    “Ðiều 1:

    1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

    a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

    b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.”

     

     
    Báo quản trị |