Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Đức Long - luatsuduclong

2 Trang <12
  • Xem thêm     

    29/12/2012, 09:24:11 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần


    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn như sau:

    Để xác định một người có vi phạm pháp luật hình sự với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không căn cứ vào hành vi phạm tội của họ chứ không phải căn cứ vào nội dung họ viết "nếu không hoàn trả số tiền thì là chiếm đoạt tài sản", mà việc chưa có tiền trả thì chỉ là quan hệ dân sự. Trừ trường hợp bạn em có hành vi sau:

         Người vay sử dụng số tiền vay của bạn vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ hoặc dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền của bạn thì họ mới phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

    Thân!

  • Xem thêm     

    28/12/2012, 09:45:05 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần


    Chào bạn!

    - Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng những thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật để người chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp về tài sản tin mà giao tài sản cho người phạm tội và chiếm đoạt tài sản đó theo quy định tại Điều 139 BLHS.

    - Nếu người đó sử dụng số tiền vay của bạn vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ hoặc dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền của bạn thì họ mới phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

    - Trường hợp người đó vay tiền để mua bán xuất đầu tư của 01 tổ chức nước ngoài nơi làm việc, đã trả được 78 triệu đến nay chưa có tiền trả thì chỉ là quan hệ dân sự, bạn muốn đòi lại tiền thì có thể khởi kiện bằng một vụ án dân sự để Tòa án giải quyết.

    - Thẩm quyền của Toà án:

    Khoản 3 Điều 25 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2011 quy định về Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: "Tranh chấp về hợp đồng dân sự".

    Điểm a khoản 1 Điều 33 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2011 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: "Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này".

    Điểm a khoản 1 Điều 35 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2011 quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: "Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này".

    Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể nộp đơn khởi kiện tại Toà án cấp quận huyện nơi bị đơn cư trú.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    17/11/2012, 05:03:43 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự nhưng xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

    Theo Điều 192 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 quy định về Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:

    1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự các trường hợp sau đây:

    a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

    b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

    c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;

    d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;

    đ) Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án;

    e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng;

    g) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

    h) Thời hiệu khởi kiện đã hết;

    i) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;

    k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    2. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu”.

    Thân!

  • Xem thêm     

    21/09/2012, 11:53:39 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần


    Chào bạn!

    Theo Điều 610 Bộ Luật dân sự quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

    "1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định".

    Như vậy, khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân của chút ruột bạn là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Không phụ thuộc vào việc có tên hay không có tên trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình chú ruột bạn. Những người thừa kế cùng hàng được bù đắp tổn thất bằng nhau.

    Chúc tìm được hướng giải quyết tốt nhất!

2 Trang <12