Điều 642. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.
Như vậy, căn cứ quy định luật thiì đã quá thời hạn 6 tháng nên các bên khộng thể làm văn bản từ chối.
Nếu tất cả cùng thống nhất cho em thì liên hệ Công chứng làm thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (tức vừa kê khai vừa giao cho em)
Hoặc nếu chỉ có 01 số người thống nhất cho em và 01 số người không thống nhất thì tiến hành thủ tục kê khai di sản, mỗi đồng thừa kế sẽ được hưởng phần của mình, sau đó người nào thống nhất cho thì làm thủ tục tặng cho, những người không cho thì sẽ cùng là đồng sở hữu của em
Thủ tục và hồ sơ :
Hồ sơ:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ thuế liên quan
2. giấy chứng tử của ông bà nội em
3. giấy khai sinh các người con (5 người con, do có 2 chết)
4. giấy chứng tử 2 người chết (bác và bố em)
5. Giấy khai sinh các người con của 02 người chết (con của bác và 2 anh em của em)
6. giấy kết hôn của bố mẹ em và của bác em (người chết)
7. Giấy CMND và hộ khẩu của tất cả các người có tên còn sống
8. giấy chứng tử của ba mẹ ông bà nội, tức giấy chứng tử của ông bà cố bên ông nôi và bên bà nội để chứng minh họ đều chết trước ông bà nội em. Nếu không còn thì có thể làm cam kết.
9. bản tường trình quan hệ nhân thân của ông bà nội em là người để lại di sản và cam kết không bỏ sót đồng thừa kế theo quy định pháp luật
Thủ tục:
- liên hệ Công chứng tiến hành kê khai, sau đó công chứng sẽ liên hệ UBND xã/phường nơi có đất để niệm yết, sau 15 ngày (trước đ6y là 30 ngày) để xác định có bỏ sót người nào hay không.
- sau đó khi có văn bản thể hiện niệm yết đầy đủ, công chứng viên sẽ chứng văn bản thảo thuận/kê khai di sản.
- đem toàn bộ hồ sơ gồm văn bản thỏa thuận hoặc kê khai di sản, CMND và hộ khẩu những người được hưởng di sản thừa kế, giấy tờ liên quan căn nhà đến cơ quan thuế để đóng thuế trước bạ sang tên
- cuối cùng đem toàn bộ hồ sơ đến VPĐKQSDĐ để làm thủ tục sang tên.
Chú ý nếu thửa đất chưa có giấy CNQSDĐ mang tên ông bà thì em phải tiến hành xin hợp thức hóa trước, trên sổ lúc đó sẽ mang tên em hoặc bất kỳ ai, nhưng chỉ là người đại diện khai trình thừa kế cảu ông bà nội em.
sau khi có giấy CNQSDĐ thì mới tiến hành thủ tục kê khai di sản như đã hướng dẫn nêu trên.