Đối với tình huống thứ 2, đây là trường hợp khó đòi nợ hơn do tính phức tạp của quá trình chứng minh. Để đưa vụ việc đòi nợ này ra trước pháp luật giải quyết đòi hỏi người khởi kiện phải cung cấp được các bằng chứng, chứng cứ chứng minh đến Tòa. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.”
Trên đây là các cách xác định và tiềm kiếm bằng chứng thông qua các yếu tố sau:
- Mối quan hệ của người vay tiền và người cho vay tiền (nên có người làm chứng)
- Mục đích vay tiền của người đi vay làm gì (dẫn chứng các công việc mà người này đã làm trong thời gian qua cộng với kết quả công việc)
- Người cho vay chứng minh số tiền cho vay đó được lấy từ đâu hay huy động từ nguồn nào (cái này người cho vay chứng minh nhanh lắm)
- Giao dịch cho vay mượn này được thiết lập khi nào, thời gian, địa điểm, (sử dụng cuộc đối thoại thỏa thuận của 2 bên để làm bằng chứng), có người chứng kiến cuộc đối thoại đó là có thể dùng những người đó làm người làm chứng (tại tòa).
Cập nhật bởi minhlong3110 ngày 05/09/2017 10:00:23 SA
Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh