Đầu tiên, khi có tranh chấp đất đai thì các bên phải tiến hành hòa giải tại cơ sở. Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
...
Việc tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp. Bắt buộc phải hòa giải nếu các bên muốn khởi kiện tại Tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu tới UBND cấp huyện, cấp tỉnh để giải quyết.
Thứ hai, trường hợp các bên không hòa giả được thì có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết. Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn mong muốn khởi kiện để giải quyết vụ tranh chấp.
Thông thường khi xảy ra tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì Tòa án nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, giữa các hộ gia đình, cá nhân xảy ra tranh chấp đất đai (tranh chấp về ranh giới thửa đất) thì nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp.
Thứ ba, trường hợp bạn thể tự mình nộp đơn để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp cho mình thì rất tốt. Trường hợp bạn mong muốn có sự giúp đỡ của luật sư thì bạn có thể tìm đến bất kỳ tổ chức hành nghề luật nào để nhờ họ giúp đỡ.