Luật sư có được bào chữa cho người thân không?

Chủ đề   RSS   
  • #615477 21/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1070)
    Số điểm: 18031
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 358 lần


    Luật sư có được bào chữa cho người thân không?

    Luật sư có người thân vướng vào vòng lao lý thì có được đứng ra làm người bào chữa cho người thân không? Luật sư có những quyền và nghĩa vụ gì khi là người bào chữa của bị cáo?

    Luật sư có được bào chữa cho người thân không?

    Theo Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người bào chữa thì: Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

    - Người bào chữa có thể là: Luật sư; người đại diện của người bị buộc tội; bào chữa viên nhân dân; trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

    - Những người sau đây không được bào chữa:

    + Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

    + Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

    + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    + Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

    Như vậy, luật sư hoàn toàn được bào chữa cho người thân nếu được họ nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký bào chữa. Đồng thời cũng lưu ý là luật sư phải không thuộc những người không được bào chữa theo quy định trên.

    Luật sư của có được tiết lộ thông tin của người mình nhận bào chữa không?

    Theo khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người bào chữa như sau:

    - Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;

    - Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

    - Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;

    - Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

    - Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;

    - Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

    - Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Như vậy, luật sư chỉ được tiết lộ thông tin của người mình nhận bào chữa khi được họ đồng ý bằng văn bản và không được dùng thông tin này để xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

    Trường hợp nào luật sư có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà?

    Theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có quyền:

    - Gặp, hỏi người bị buộc tội;

    - Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

    - Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định;

    - Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác;

    - Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

    - Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

    - Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

    - Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    - Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

    - Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

    - Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

    - Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

    - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

    - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định.

    Như vậy, luật sư chỉ có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà trong trường hợp bị cáo dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm về tâm thần/thể chất.

     
    192 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận