Không ít người chửi mắng, thậm chí là khinh bỉ những Luật sư bào chữa cho bị cáo trong các vụ án khét tiếng như Năm Cam, Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện... và cho rằng Luật sư chỉ bào chữa vì tiền, đổi trắng thay đen, đồng hành cùng cái ác... Nhưng theo tôi, những Luật sư ấy chính là vĩ nhân, bởi họ làm đúng luật và vì công lý.
Ảnh minh họa
Trong những vụ án đặc biệt nghiêm trọng như vậy thì yếu tố bắt buộc đó là “phải có Luật sư bào chữa cho bị cáo” (không có Luật sư bào chữa cho bị cáo thì không thể hoàn thành công tác tố tụng).
Đồng thời, Luật sư bào chữa phải tuân theo quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng cho bị cáo và không được làm sai lệch sự thật khách quan.
Điều 57. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa – Bộ luật tố tụng hình sự 2003
...
2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:
a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;
b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
|
Mặt khác, theo Điều 9 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, lúc đó bị cáo chưa bị coi là có tội, nghĩa là có thể bị oan và Luật sư bào chữa sẽ góp phần vào việc minh oan cho bị cáo.
Nhiều trường hợp bị cáo chính là hung thủ nhưng không chịu khai nhận và tỏ ra không hợp tác với cơ quan điều tra; khi ấy, Luật sư bào chữa giữ vai trò là “chìa khóa tâm lý” – nắm bắt tâm trạng và chia sẻ cùng bị cáo để bị cáo khai nhận và tìm tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Như vậy, Luật sư bào chữa có thể giúp bị cáo được giảm mức phạt và giúp cơ quan Nhà nước giải quyết nhanh vụ án.
Suy cho cùng và suy đến tận cùng của vấn đề thì Luật sư bào chữa cho bị cáo giữ vai trò vô cùng quan trọng, đó là: bảo vệ nhân quyền (bảo vệ quyền lợi chính đáng của bị cáo), tiết kiệm tiền bạc cho xã hội và Nhà nước (góp phần tìm ra sự thật khách quan một cách nhanh nhất).
Cũng như đủ bản lĩnh để đối diện với sự hiểu lầm từ một bộ phận không hiểu biết (nhiều người cho rằng bào chữa cho kẻ ác là đồng hành cùng cái ác).
Với những lẽ trên, tôi cho rằng: “Luật sư bào chữa cho kẻ ác là vĩ nhân, bào chữa cho kẻ ác là bảo vệ công lý chứ không phải bảo vệ cái ác”.
Người không hiểu biết nói Luật sư bào chữa
|
Việc mà Luật sư bào chữa làm
|
Vô nhân đạo
|
Bảo vệ nhân quyền
|
Làm rối cơ quan điều tra
|
Giúp vụ án kết thúc nhanh chóng
|
Đổi trắng thay đen
|
Không làm sai lệch sự thật khách quan
|
Bảo vệ cái ác
|
Tìm ra cái ác
|
Chỉ vì tiền
|
Vì công lý
|