Luật phòng cháy chữa cháy đối với văn phòng làm việc

Chủ đề   RSS   
  • #355147 08/11/2014

    Krys92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật phòng cháy chữa cháy đối với văn phòng làm việc

    Cty chúng tôi vừa mở một văn phòng làm việc trên mặt bằng của nhà dân. chúng tôi không rõ là theo luật phòng cháy chữa cháy chúng tôi có cần phải lắp đặt các thiết bị hay có bảng quy định về phòng cháy chữa cháy hay không. Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Trân trọng cảm ơn!

     
    27299 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447046   20/02/2017

    clevietkimlaw4
    clevietkimlaw4
    Top 500
    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2016
    Tổng số bài viết (153)
    Số điểm: 876
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 28 lần


    Chào bạn!

    Văn phòng làm việc không thuộc danh mục các đối tượng bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo khoản 3, điều 5, Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi bổ sung 2013 thì:
    "Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

    a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
    b) Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;
    c) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;
    d) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;
    đ) Thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật."

    Văn phòng là một tổ chức làm việc, do đó, cần tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy. Để tuân thủ tốt các quy định pháp luật về PCCC và tránh bị xử lý vi phạm về PCCC, nên lắp đặt các thiết bị PCCC phù hợp và bảng quy định về PCCC.

    Trên đây là một số góp ý của tôi về vấn đề của bạn. Nếu còn thắc mắc cần trao đổi bạn có thể phản hồi bài viết hoặc liên hệ luật sư để được tư vấn.

    Trân trọng!

    Chuyên viên tư vấn Ninh Thị Hải Thanh.

     

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn clevietkimlaw4 vì bài viết hữu ích
    honghanguyen89 (20/02/2017)
  • #449407   13/03/2017

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    Pháp luật về Phòng cháy và chữa cháy quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:

    “1. Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;

    b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở;

    c) Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;

    d) Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng lửa, phát sinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

    đ) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

    e) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    g) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở theo quy định;

    h) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định

    2. Đối với cơ sở khác thì thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó.

    3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

    Đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định này, trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; đồng thời, gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:

    - Bản sao "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy", văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

    - Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu người đã trang bị cho cơ sở;

    - Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;

    - Phương án chữa cháy;

    - Bản sao các quy định, nội quy, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;

    - Quy định về phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở;

    - Các quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.”.

    Theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy, đối với văn phòng làm việc của tổ chức, doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng điều kiện của cơ sở vật chất thì phải đáp ứng quy định về phòng cháy và chữa cháy khác nhau. Tuy nhiên, vì câu hỏi của bạn quá chung chung, bạn chưa cung cấp được các thông tin về cơ sở vật chất của văn phòng làm việc như số tầng, diện tích… nên chúng tôi chỉ có thể trả lời như vậy.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giaphattran vì bài viết hữu ích
    tamkhuu (05/06/2018)