“Luật pháp” và “Pháp luật” có khác nhau?

Chủ đề   RSS   
  • #541256 16/03/2020

    ngkhiem

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2020
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 1410
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    “Luật pháp” và “Pháp luật” có khác nhau?

    Có bao giờ bạn thắc mắc rằng “luật pháp” và “pháp luật” là giống nhau hay khác nhau. Có rất nhiều quan điểm tranh cãi về vấn đề này. Sau đây, mình sẽ làm rõ thắc mắc này dựa trên quan điểm và quá trình nghiên cứu của mình nhé!

    *Định nghĩa

    - Luật pháp: Dưới góc độ luật học, luật pháp được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

    + Về mặt nội dung: luật pháp có tính quy phạm phổ biến. Luật pháp là do Nhà nước đặt ra, nên đối tượng điều chỉnh của nó phổ biến hơn các quy phạm xã hội khác.

    + Về mặt hình thức: luật pháp có tính chặt chẽ. Có 3 hình thức luật pháp cơ bản, đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, và văn bản quy phạm pháp luật.

    Ví dụ: Luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam

    - Pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước nhằm điều chỉnh một quan hệ xã hội nào đó.

    Ví dụ: Pháp luật hình sự, pháp luật dân sự hay pháp luật hành chính

    Như vậy, có thể thấy về mặt khái niệm, luật pháp bao hàm luôn cả pháp luật. Luật pháp mang ý nghĩa là toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia; trong khi đó pháp luật chỉ đề cập đến một ngành luật trong hệ thống pháp luật đó.

    *Thực tiễn sử dụng

    Hiện nay, việc sử dụng hai khái niệm này vẫn còn sự nhầm lẫn khi đặt vào ngữ cảnh. Sau đây, mình sẽ đưa ra một vài ví dụ điển hình nhé:

    Ví dụ: - “Sống và làm việc theo pháp luật”;

    - “Học sinh ở nhà trường phổ thông cũng cần có những hiểu biết tối thiểu về luật pháp thông thường”.

    Có thể thấy, trong ngữ cảnh hai ví dụ trên, xét ở góc độ khái niệm việc sử dụng hai thuật ngữ trên là hoàn toàn phù hợp. Thêm nữa, xét về ngữ cảnh lẫn định nghĩa thì không thể nói “Sống và làm việc theo luật pháp” hay “Học sinh ở nhà trường phổ thông cũng cần có những hiểu biết tối thiểu về pháp luật thông thường” được.

    Việc sử dụng hai thuật ngữ trong thực tiễn hiện nay vẫn còn chưa thống nhất vì nó còn dựa vào cách hiểu của mỗi người và ngữ cảnh sử dụng.

    Vậy theo ý kiến của bạn, hai khái niệm này là giống nhau hay khác nhau? Mọi người cùng bình luận bên dưới để bài viết thêm hoàn thiện nhé!

    Cập nhật bởi ngkhiem ngày 16/03/2020 03:47:35 CH
     
    32207 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngkhiem vì bài viết hữu ích
    thanhson123 (30/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận