Học Luật chắc hẳn các bạn thường nghe nhắc đến nhiều các từ Luật, Bộ luật và Đạo luật trong các bài giảng, nhưng có bao giờ bạn thăc mắc Luật, Bộ luật và Đạo luật khác nhau ở chỗ nào chưa, tại sao có lúc giảng viên dùng từ đạo luật, khi khác lại dùng bộ luật…
Mình thử tìm các văn bản pháp luật xem có quy định về vấn đề này không?
Hiến pháp – văn bản có giá trị pháp lý cao nhất – không có quy định.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 – văn bản Luật – không có khái niệm về Luật, Bộ luật, Đạo luật.
Chỉ quy định khái niệm của văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND…
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thì chỉ có nhắc đến Luật, không hề nhắc đến Bộ luật hay Đạo luật. Vậy Bộ luật và Đạo luật không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam sao?
|
Thực tế, nếu các bạn có lần tham khảo qua, hiện nay, chúng ta có các Bộ luật lao động 2012, Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật hình sự 1999…Vậy những bộ luật này không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam? Vì rõ ràng theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ nêu hệ thống bao gồm…trong đó có luật, nhưng không có Bộ luật, Đạo luật?
Thử tìm trên Gu-Gồ, thì thấy có một bạn trong Dân Luật giải thích 3 từ này, nhưng mình chưa tìm ra căn cứ bạn này nói, có thể do cách hiểu của bạn ấy:
- Luật là văn bản do Quốc hội ban hành để quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Bộ luật là Văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua có giá trị pháp lí cao (chỉ sau Hiến pháp). Tổng hợp có hệ thống theo chương, mục những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội quan trọng của từng lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vd. Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hàng hải của Việt Nam.
- Đạo luật là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, trong đó đạo luật quy định những chế tài nghiêm khắc nhất đối với tội phạm, và đạo luật chỉ có trong lĩnh vực hình sự.
Nếu là cách hiểu thì có thể đúng hoặc sai, tùy quan điểm của mỗi người.
Chuyện này không phải chỉ xảy ra ở nước ta, các nước bạn trên thế giới cũng từng nhầm lẫn giữa 3 khái niệm này. Việc giải thích nghĩa của từng từ này dường như rất mơ hồ:
Đạo luật: luật được thông qua bởi Quốc hội.
Bộ luật: hệ thống các luật hay các quy định bằng văn bản quy định cách ứng xử của mọi người trong một tổ chức hay một quốc gia.
Luật: là hệ thống các nguyên tắc mà mọi người trong quốc gia hay trong xã hội bắt buộc phải tuân thủ.
|
Dẫn chứng sự nhập nhằng đó là tại Pháp, trong bài báo của họ cũng đề cập ban đầu dự thảo luật, sau đó nâng thành dự thảo đạo luật…
(Nguồn: http://vtv.vn/tin-tuc/nguoi-dan-phap-co-the-bi-co-quan-an-ninh-theo-doi-toan-dien-20150625194131083.htm)
Nếu được hỏi đến 3 khái niệm này nhiều người cho rằng nó là một, nhưng có thật sự là một không khi vấn đề giá trị pháp lý của chúng chưa rõ ràng?
Các bạn thành viên Dân Luật có thể giúp mình vụ này hông?