Lừa đảo việc làm thêm ngày Tết bị xử phạt ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #608663 14/02/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26668
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 550 lần


    Lừa đảo việc làm thêm ngày Tết bị xử phạt ra sao?

    Nhiều người chọn dịp Tết để kiếm thêm thu nhập do mức lương cao, lợi dụng điều đó mà lừa đảo việc làm diễn ra tràn lan. Vậy những hình thức lừa đảo phổ biến là gì? Các dấu hiệu nhận biết? Mức xử phạt ra sao?

    (1) Những hình thức lừa đảo việc làm Tết phổ biến là gì?

    Tết Nguyên đán là thời điểm để mọi người nghỉ ngơi và sum vầy với gia đình. Tuy nhiên nhiều người lại lựa chọn dịp này để kiếm thêm thu nhập bởi vì mức lương ngày Tết thường được trả rất cao. Vì lẽ đó, đây cũng là lúc các đối tượng lừa đảo lợi dụng để thực hiện hành vi gian dối, trục lợi. Dưới vỏ bọc những lời hứa hẹn về công việc nhẹ nhàng, lương cao, nhiều kẻ lừa đảo đã dụ dỗ người lao động sập bẫy. 

    Các hình thức lừa đảo việc làm ngày Tết phổ biến hiện nay có thể kể đến như: 

    - Viết nội dung quảng cáo cho website: yêu cầu người lao động có điện thoại, máy tính, thời gian làm từ 02 đến 03 tiếng/ngày. Thu nhập từ 100 đến 150 ngàn đồng/bài viết (tùy độ dài).

    - Tuyển nhân viên đánh máy: thường sẽ theo mẫu bài có sẵn, làm việc tại nhà, không giới hạn số lượng mỗi ngày; thu nhập là 50 ngàn đồng/bài. 

    - Tuyển nhân viên đánh giá sản phẩm, đăng bài theo các mẫu sẵn, thu nhập cao, trả theo ngày.

    - Mua hàng ảo: điểm hấp dẫn và cũng đánh trúng tâm lý của người đang cần việc làm mà những kẻ lừa đảo ẩn danh sử dụng để nhử chính là mua hàng trực tuyến nhưng không cần nhận hàng, đây là chiêu trò lừa đảo khiến người bị lừa có tâm lý tham gia kinh doanh nhưng lại không phải ôm hàng, thù lao có thể được trả trực tiếp hằng ngày.

    - “Cày view”: hiểu đơn giản thì người lao động chỉ cần hàng ngày ngồi xem các video, đọc các tin tức được cung cấp thì tiền sẽ được tự động chuyển vào tài khoản. Chiêu trò lừa đảo này xuất hiện đánh trúng vào tâm lý của nhiều người đang tìm việc qua những kênh giải trí trên mạng xã hội, đặc biệt như là TikTok, YouTube,…

    Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là một số những hình thức đang phổ biến và dễ bắt gặp nhất. Theo thời gian, các thủ đoạn này ngày càng phức tạp, tinh vi và được thay đổi liên tục để đánh lừa nhiều nạn nhân sập bẫy.

    (2) Cách nhận biết việc làm thêm ngày Tết có dấu hiệu lừa đảo

    Cho dù thủ đoạn có phức tạp và tinh vi thì mục đích cuối cùng của những đối tượng lừa đảo muốn nhắm đến là tiền từ phía người lao động. Sau đây là một vài dấu hiệu để người lao động nhận biết một công việc lừa đảo.

    - Thu tiền khi tuyển dụng: là hành vi mà các đối tượng lừa đảo giả mạo các công ty uy tín để đăng tin tuyển dụng với mục đích thu tiền từ ứng viên. Sau khi nhận được tiền, đối tượng sẽ cắt đứt liên lạc và chiếm đoạt khoản tiền nêu trên.

    Mà tại Điều 11 Bộ Luật lao động 2019 có quy định về tuyển dụng lao động như sau:

    + Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.

    + Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

    Như vậy, khi tham gia tuyển dụng tại một vị trí bất kỳ, người lao động không cần phải trả chi phí cho việc này.

    - Đặt cọc trước khi nhận việc: ngay sau khi ứng viên ứng tuyển và được "tuyển dụng", đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu ứng viên đặt cọc một khoản tiền với các lý do như: đảm bảo cam kết làm việc, đặt mua đồng phục, dụng cụ làm việc, phí đào tạo,...

    Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 17 Bộ Luật lao động 2019 quy định về những điều mà người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

    “Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

    Có thể thấy, việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải đóng một khoản tiền trước như tiền cọc thì được coi như hành vi vi phạm pháp luật.

    (3) Lừa đảo việc làm thêm ngày Tết bị xử phạt ra sao?

    Đối với 02 hình thức lừa đảo như đã nêu tại mục (2) thì người vi phạm sẽ phải đối diện với mức phạt sau đây:

    - Trường hợp người sử dụng lao động có hành vi thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng thì sẽ bị phạt tiền từ 01 đến 03 triệu đồng theo quy định tại  Khoản 1 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ là gấp đôi theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

    - Đối với hành vi yêu cầu người lao động đặt cọc trước khi nhận việc sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

    Ngoài ra, khi phát hiện người có hành vi lừa đảo thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ tùy theo mức độ nghiêm trọng được quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ Luật Hình sự 2017 thì sẽ áp dụng mức xử phạt như sau:

    - Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.

    + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

    - Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi lừa đảo như sau:

    + Có tổ chức.

    + Có tính chất chuyên nghiệp

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng.

    + Tái phạm nguy hiểm. 

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

    + Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với trường hợp Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    Thêm nữa, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Để tổng kết lại, hiện tại có vô vàn những chiêu trò, thủ đoạn để lấy lòng tin của người lao động có nhu cầu làm thêm ngày Tết rồi lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của họ. Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết các hành vi lừa đảo thường thấy. Kèm theo đó là những hình thức xử phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc theo quy định của pháp luật.

     
    210 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận