Lừa đảo qua mạng xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #546189 16/05/2020

    Phuctuyen94

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:16/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Lừa đảo qua mạng xã hội

    Chào luật sư. 

    Luật sư cho e hỏi là. Hành vi tạo tài liệu giả cụ thể thông tin về một dự án tiền điện tử có tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư tham gia. Trước khi tham gia người bảo trợ nói rằng giá trị đồng tiền điện tử sẽ tăng mạnh. Tính thanh khoản cao có thể thanh khoản bất cứ lúc nào. Khi muốn thanh khoản chỉ cần nói với người bảo trợ là có thể thanh khoản được.Giá trị đồng coin ở thời điểm mua là 1,4$/coin. Với số lượng 1000 coin. Quy đổi tiền đô là 25000đ/1$ tổng giá trị là 35.000.000đ. Qua hình thức chuyển khoản. Có lưu hóa đơn chuyển tiền.

    Sau 1 thời gian giá trị đồng coin tăng lên và nhà đầu tư muốn bán và rút vốn thì người bảo trợ đưa ra nhiều lý do và k muốn thanh khoản cho nhà đầu tư. Hứa lên hứa xuống và tìm cách không trả lời vào vấn đề thanh khoản cho nhà đầu tư. Và đổ trách nhiệm lên người đứng đầu dự án và không muốn nhận trách nhiệm.

    Khi nhà đầu tư phát hiện thông tin cung cấp về giá trị cập nhập đồng coin đó có dữ liệu từ năm 2019 như vậy có dc cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không ạ. Mong luật sư tư vấn ạ. 

    E xin chân thành cảm ơn ạ

     
    1451 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Phuctuyen94 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #546190   16/05/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định như sau:

    “Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    .........”

    Căn cứ điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định:

    “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.

    Dấu hiệu bắt buộc của hai loại tội phạm trên là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng; Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả . Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự

    Như vậy trường hợp bạn hỏi thì đã có hành vi chiếm đoat tài sản có giá trị theo điều luật được trích dẫn ở trên, đồng thời có hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản nên hành vi này đã cấu thành tội chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn có đầy đủ thông tin về người bạn đó nên bạn có thể tố cáo hành vi đó với cơ quan công an hoặc khởi kiện người đó ra Tòa án kèm theo những chứng cứ chứng minh hành vi đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/05/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;