Lừa đảo khách ngày săn sale các chủ shop online có thể bị xử lý hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #557788 14/09/2020

    NguyenThanhNgan123

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 128 lần


    Lừa đảo khách ngày săn sale các chủ shop online có thể bị xử lý hình sự

    Hiện nay việc mua bán thông qua các sàn giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là những ngày sale lớn thì thị trường này càng trở nên sôi động. Cũng bắt đầu từ đây mà những câu chuyện dở khóc dỡ cười xảy ra

    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Ảnh minh họa

    Hiện tượng “treo đầu dê bán thịt chó”

    Vừa qua, vào sự kiện sale lớn 9.9 nhiều khách hàng háo hức săn sale nhưng khi nhận được hàng thì mới tá hỏa: “Mua ốp điện thoại nhận được cục đá”, “mua áo nhận được quần đùi”, hơn thế chưa nhận được hàng nhưng shop lại thông báo đã giao hàng… khi liên hệ với shop thì nhận được sự thờ ơ, trả lờ qua loa hoặc nhưng lý do hết sức vô lý.

    Kỳ thực, đây chính là chiêu trò của các shop trên các trang bán hàng qua mạng. Lợi dụng tâm lý ngại hoàn trả hàng, sợ tốn thời gian của khách, những chủ shop này có thể dễ dàng bán đi các món đồ kém chất lượng, tệ hại hơn là những chủ shop này còn không có hàng thật mà thay bằng những thứ không có giá trị. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng bị khách hàng đến tận nơi khiếu nại thì đa phần địa chỉ cũng là địa chỉ ma. Đây thực chất là hành vi cố ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

    Lừa đảo một người thì không sao lừa đảo nhiều người nhiều lần thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Nhiều người bán hàng trên mạng cho rằng số tiền mình lừa gạt khách là không lớn, hơn nữa còn là lừa những người khác nhau nên có thể trốn tránh được pháp luật. Những người bị lừa đảo cũng sẽ không vì số tiền nhỏ mà tự gây thêm phiền phức, cũng sẽ không thể cùng nhau tố cáo hành vi của người bán hàng được nên các đối tượng này ngang nhiên thực hện chiêu trò của mình.

    Tuy nhiên, Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

    Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

    Người bán hàng trong trường hợp trên có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, cụ thể như sau:

    - Chủ thể thực hiện tội phạm:

    Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm là người trên 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    - Khách thể của tội phạm:

    Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

    - Mặt chủ quan của tội phạm:

    Người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Ở đay ta thấy người bán hàng có hành vi cố ý lừa gạt người mua hàng bằng cách đánh tráo hàng mà không hề có thông báo cho người mua. Đồng thời khi nhận phản ánh từ người mua người bán cũng không có thái độ nhận lỗi hay muốn đổi lại hàng cho khách. Tội này không thể diễn ra dưới hình thức lỗi vô ý.

    - Mặt khách quan của tội phạm:

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể (ở đây là giao không đúng hàng, giao đất đá hoặc không giao hàng mà báo là đã giao) nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Thủ đoạn gian dối này của người phạm tội có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội  nên hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được lập thành.

    - Hậu quả và mối quan hệ nhân quả:

    Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt ( số tiền mua hàng kém chất lượng của người mua)

    Theo đó, người bán hàng trong trường hợp trên lừa đảo nhiều người, nhiều lần mà tổng số tiền lừa đảo trên 2.000.000 đồng tùy các mức độ khác nhau thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 14/09/2020 02:24:19 CH
     
    2648 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyenThanhNgan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/09/2020) hoamattroi9297 (14/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592653   23/10/2022

    Lừa đảo khách ngày săn sale các chủ shop online có thể bị xử lý hình sự

    Cảm ơn bài viết đầy bổ ích của bạn. Hiện tượng săn sale hiện nay rất phổ biến, không phải mặt hàng sale nào cũng chất lượng như thông tin ghi trên quảng cáo sale. Đã có rất nhiều trường hợp lừa đảo khách hàng để bán các mặt hàng không đảm bảo chất lượng, khách hàng vì ham rẻ nên chủ quan. Do đó, khi mua hàng săn sale, khách hàng nên cẩn thận tránh bị lừa tiền oan.

     
    Báo quản trị |