Lời khai có được xem là chứng cứ không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 87 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“Điều 87. Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
…
b) Lời khai, lời trình bày;
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.”
=>> Qua đó có thể thấy lời khai, lời trình bày được xem là chứng cứ khi thỏa mãn hai yếu tố sau:
- Lời khai, trình bày những gì có thật;
- Được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật hình sự quy định.
Ngoài ra căn cứ theo khoản 2 Điều 91, 92, 93, 94 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 đều quy định:
Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng/ bị hại/ nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự/ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Bên cạnh đó khoản 2 Điều 98 quy định:
“2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.”
=>> Như vậy có thể thấy lời khai không phải lúc nào cũng được xem là chứng cứ, mà tuy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác tạo nên sự chân thật trong lời khai cũng như phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật hình sự quy định thì mới được Tòa án xem xét chấp nhận.