Lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Chủ đề   RSS   
  • #227407 18/11/2012

    behattieu_90dl

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

    chào a! em có 1 người bạn đã có hành vi chiếm đoạt tài sản.Lợi dụng lòng tin của em,người đó đã lừa lấy chiếc xe ga hiệu LX của em với giá 25tr ,mang đi cầm cố.(mà ko được sự đồng ý của em) đến nay vẫn chưa thấy mang trả.em muốn hỏi là vụ này có khởi kiện được không? và nếu bị kiện thì người đó sẽ bị xử phạt như thế nào ạ?

    kính mong anh giải đáp thắc mắc của em...! em xin chân thành cám ơn.

     
    99373 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #506789   06/11/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Khoản 1, 2 Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 

    a) Có tổ chức; 

    b) Có tính chất chuyên nghiệp; 

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; 

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 

    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    g) Tái phạm nguy hiểm”. 

    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có ủy quyền cho 1 người quen ở Hà Nội lấy giúp số tiền người ta nợ là 255 triệu đồng, sau khi lấy xong, người này chỉ chuyển cho bạn 150 triệu còn 105 triệu bảo bên kia chưa trả nhưng thực tế là có chứng từ bên nợ bạn đã trả đủ 255 triệu cho người tôi ủy quyền, bạn  đã đòi 6 tháng rồi nhưng người đó hứa hẹn mãi không trả. Như vậy, người kia đã nhận được tài sản của bạn thông qua hợp đồng ủy quyền, và dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản (lấy lí do là bên nợ chưa trả 105 triệu đồng để chiếm đoạt số tiền đó). Do vậy, người này có thể bị truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản được quy định tại Khoản 2 Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, bạn có thể yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi trên.

    Thời hạn giải quyết một vụ án hình sự được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

    - Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và khởi tố vụ án hình sự: Theo quy định tại Điều 147 của BLTTHS 2015 thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá 02 tháng.

    - Sau khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì sẽ tiến hành điều tra. Thời hạn điều tra được quy định như sau:

    + Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

    + Nếu vụ án có tính chất phức tạp thì có thể được gia hạn thời hạn điều tra, cụ thể: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 02 lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng; Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng; Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 03 lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

    Hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra sẽ ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố.

    - Thời hạn truy tố: Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát sẽ ra bản cáo trạng tuy tố bị can trước Tòa án.

    Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    - Thời hạn xét xử:

    + Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    + Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn 30 ngày.

    Như vậy thời hạn để giải quyết một vụ án hình sự, kể từ thời điểm nhận tố giác, khởi tố vụ án đến mở phiên tòa xét xử là:

    - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì thời hạn giải quyết vụ án là khoảng 4 tháng 25 ngày; trường hợp đặc biệt, được gia hạn thì tối đa là 9 tháng 15 ngày.

    - Đối với tội nghiêm trọng thì thời hạn giải quyết vụ án là khoảng 6 tháng 10 ngày; trường hợp đặc biệt, được gia hạn thì tối đa là 14 tháng.

    - Đối với tội nghiêm trọng thì thời hạn giải quyết vụ án là khoảng 8 tháng 5 ngày; trường hợp đặc biệt, được gia hạn thì tối đa là 19 tháng 15 ngày.

    - Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn giải quyết vụ án là khoảng 9 tháng 5 ngày; trường hợp đặc biệt, được gia hạn thì tối đa là 22 tháng.

    Theo quy định tại Điều 175 và Điều 8 của BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì tội phạm thuộc quy định tại khoản 2 Điều 175 là tội phạm nghiêm trọng; do vậy thời hạn giải quyết vụ án là khoảng 8 tháng 5 ngày; trường hợp đặc biệt, được gia hạn thì tối đa là 19 tháng 15 ngày.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #514078   22/02/2019

    Tranbaoduy1996
    Tranbaoduy1996

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhờ người khác mua hộ trả góp nhưng có hành vi trốn tránh có bị coi là lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản không?

    Em có mua đứng tên mua hộ người quen một chiếc điện thoại với giá hơn 3tr với thời hạn 6 tháng nay em đi làm nơi khác và người đó đóng được 2 tháng rồi không đóng nữa. E gọi thì không bắt máy và gọi cho người quen thì nói người đó đã bỏ về quê và bị công ty đuổi việc. Nay là tháng thứ 2 người đó không đóng tiền em thì thất nghiệp nên không có khả năng đóng. Dạ luật sư tư vấn giúp em giờ em phải làm sao, em có kiện người đó tội lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản được không và nếu được em phải làm như thế nào? Em cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #514125   23/02/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần


    Như bạn trình bày: bạn của bạn có nhờ bạn mua điện thoại trả góp đứng tên bạn, số tiền phải trả là 3 triệu. Nhưng tới nay, bạn của bạn trả tiền có hai tháng nhưng đã bỏ trốn, nên số nợ đó đã bị báo về nhà bạn. bạn có nhắn tin bảo nhưng bạn của bạn có ý định đi trốn. Giấy tờ mua điện thoại hoàn toàn là bạn đứng tên, nhưng bạn cầm hết giấy tờ. Việc bạn thay bạn của mình đứng tên trong hợp đồng mua bán điện thoại với phương thức trả góp là hoàn toàn tự nguyện.

    Căn cứ Điều 453 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    “Điều 453. Mua trả chậm, trả dần

    1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Do đó, trong hợp đồng mua bán, bạn là chủ thể bên mua, bạn sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng theo những cam kết đã được ghi nhận trong giao dịch dân sự. Vì vậy, tại thời điểm này, dù bạn của bạn là người trực tiếp giữ điện thoại được mua trả góp và giữ tất cả giấy tờ nhưng hiện không thực hiện việc trả góp hàng tháng, thì bạn vẫn phải có trách nhiệm thực hiện thanh toán đúng theo tiến độ thanh toán trong hợp đồng.

    Như vậy, để giải quyết trường hợp này, bạn phải thực hiện việc thanh toán tiền trả góp điện thoại cho công ty bán điện thoại, ngoài ra còn phải thanh toán số tiền phạt vi phạm hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận. Nếu bạn không chi trả khoản nợ này thì ngân hàng có thể khởi kiện tới Tòa án yêu cầu bạn thanh toán số tiền trên. Khi đó, bạn sẽ tham gia tố tụng với tư cách bị đơn, và phải có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng đã cam kết .

    + Theo quy định tại Khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015,sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định nếu bạn của bạn có hành vi vay, mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản từ việc mua trả góp của bạn bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó và tài sản trả góp đó có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    + Nếu bạn của bạn mà thuộc một trong các hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này thì sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Các trường hợp đó là:

    – Có tổ chức;

    – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    – Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    – Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    – Tái phạm nguy hiểm;

    – Gây hậu quả nghiêm trọng.

    + Nếu tài sản trả góp đó có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc hành vi chiếm đoạt tài sản trên gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bạn của bạn bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm khoản 3 Điều Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    + Trường hợp cuối cùng được quy định tại Khoản 4 điều này nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, đó chính là:

    – Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    – Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    + Nếu trường hợp bạn và bạn của bạn thông qua một hợp đồng dân sự để thỏa thuận bạn đứng ra mua điện thoại trả góp thì Theo quy định tại Điều 304 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

    “Điều 304. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

    1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

    2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.”

    Như vậy, bạn của bạn sẽ phải có trách nhiệm dân sự đối với bạn do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện. Và bạn có quyền yêu cầu bạn của bạn tiếp tục việc trả góp và nộp phạt do nộp chậm. Hoặc nếu bạn đã thanh toán hết các chi phí đó thì được yêu cầu bạn của bạn thanh toán các chi phí đó và bồi thường thiệt hại cho bạn. Nếu bạn của bạn cố tình bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm và bỏ trốn bạn có thể khai báo Cơ quan công an để được giải quyết. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    Tranbaoduy1996 (23/02/2019)
  • #520642   13/06/2019

    Hoamai83
    Hoamai83

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2008
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 760
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    Công an quận 3 không nhận đơn

    Kính chào luật sư! Công ty du lịch Mai Linh Chi đăng kí kinh doanh tại quận 3 . Em có đặt tour bên đó hiên chưa đến hạn đi mà công đã bỏ trốn và khg liên lạc được . Em có làm đơn tố cáo công ty đó lừa đảo nhưng công an quận 3 trả lời là phải về nơi mình mở tài khoản ngân hàng chuyển tiền đặt tour để tố cáo Xin tư vấn giúp em có đúng luật không vì sợ qua quận mình tố cáo lại bị trả đơn về Trân thành cám ơn
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hoamai83 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2019)
  • #520647   13/06/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần


    Về thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ, Khoản 4 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự  quy định: “ Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt”. 

    Theo quy định trên thì việc xác định thẩm quyền trước hết cần căn cứ vào nơi tội phạm xảy ra, tức là địa danh hành chính mà người phạm tội thực hiện tội phạm và cơ quan chỉ có thẩm quyền điều tra đối với những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Tuy nhiên, trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, hoặc nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

    Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra thì Viện kiểm sát sẽ có thẩm quyền giải quyết (khoản 3 Điều 166 BLTTHS 2015).

    Như vậy, bạn có thể tố cáo bạn có thể tố cáo hành vi này đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận, huyện, nơi người đó cư trú(nơi xảy ra tội phạm nơi công ty đó có trụ sở). Nếu bạn gửi tin báo, tố giác tội phạm mà cơ quan điều tra không thụ lý, không thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự, gây ảnh hưởng đến quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan điều tra nơi bạn gửi để họ xem xét lại vụ việc và yêu cầu họ trả lời bằng văn bản về việc chưa giải quyết tin báo, tố giác tội phạm của bạn. Tuy nhiên việc bạn đặt tour bên đó hiện chưa đến hạn đi mà liên lạc chưa được nên cũng chưa thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm mà bạn phải đợi quá thời gian đó khi họ không thực hiện nghĩa vụ của mình mà bỏ trốn thì mới có thể tố cáo hoặc tố giác Công ty đó được.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Đức Chánh - Công ty luật Đức Chánh

Địa chỉ: 91 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại tư vấn: 08.66.540.777. Email: luatsuchanh@gmail.com

Website: www.luatducchanh.vn - luatsuchanh.com