Các lĩnh vực đầu tư và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021. Như vậy các quy định về đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được điều chỉnh bởi một luật riêng. So với các quy định hiện hành thì Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có nhiều điểm mới mà doanh nghiệp cần lưu ý chẳng hạn như việc thu hẹp các lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP và thay đổi thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Cụ thể:
- Về lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
+ Giao thông vận tải;
+ Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
+ Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;
+ Y tế; giáo dục - đào tạo;
+ Hạ tầng công nghệ thông tin.
Như vậy, so với Luật Đầu tư và Nghị định hướng dẫn thi hành thì Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã thu hẹp các lĩnh vực đầu tư. Nhiều lĩnh vực sẽ không còn được đầu tư theo phương thức PPP như: văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; Nông nghiệp và phát triển nông thôn;…
- Về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư:
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác;
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, Theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì đã bỏ thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.