Li xăng là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #506085 30/10/2018

    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Li xăng là gì?

    Li xăng là gì? Li xăng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (Li-xăng): là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng - thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng -  thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

    Đối tượng sở hữu công nghiệp: có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

    Người có độc quyền sử dụng đối tượng SNCN là chủ sở hữu công nghiệp ( tức là chủ văn bằng bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đó); hoặc là bên nhận li-xăng độc quyền ( tức là người được chủ SHCN chuyển giao độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp)

    "Văn bằng bảo hộ”có thể là Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

     

     
    19335 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506100   30/10/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Theo đó, hợp đồng Li-xăng có thể được thực hiện theo một trong ba dạng sau:
     
    Hợp đồng độc quyền: Bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng Li-xăng với bất kỳ bên thức ba nào khác và chỉ được được sử dụng nếu được sự cho phép của bên được chuyển quyền.
    Hợp đồng không độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền có thể sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như ký kết hợp đồng Li-xăng với người khác.
    Hợp đồng thứ cấp: Bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thực hiện chuyển giao quyền sử dụng theo một hợp đồng khác là hợp đồng thứ cấp.
    Tuy nhiên, không phải bất cứ đối tượng sở hữu công nghiệp hay chủ thể nào cũng được phép thực hiện chuyển quyền, pháp luật quy định một số điểm hạn chế việc Li-xăng như sau:
     
    – Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi những quyền mình được bảo hộ;
     
    – Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không phải đối tượng được Li-xăng;
     
    – Nhãn hiệu tập thể chỉ được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó;
     
    – Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba nếu không được bên chuyển quyền cho phép;
     
    Các bạn có thể xem thêm nhé 
     
    Báo quản trị |  
  • #508820   29/11/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Theo nguyên tắc chung, chỉ người tiếp nhận quyền (người mua) quyền sở hữu trí tuệ mới có quyền khởi kiện hành vi xâm phạm quyền, còn người nhận li-xăng thì không thể thực hiện việc này. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người nhận li-xăng độc quyền có thể được trao quyền khởi kiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #508865   29/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Mình có thắc mắc là tại sao Luật sở hữu trí tuệ lại không sử dụng thuật ngữ "li xăng"? Thuật ngữ này được đề cập và khá phổ biến trong đời sống nhưng không phải ai cũng biết. Cần phải đưa thuật ngữ này vào luật để thống nhất trong việc sử dụng.

     
    Báo quản trị |