Lẻn vào nhà người khác nhưng chưa trộm cắp có bị xử phạt?

Chủ đề   RSS   
  • #595132 01/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Lẻn vào nhà người khác nhưng chưa trộm cắp có bị xử phạt?

    Dạo gần đây, nhiều đối tượng trộm cắp lộng hành đến nỗi xông thẳng vào nhà dân ngay cả khi có người ở trong nhà. Chúng ngang nhiên vào nhà thăm dò tình hình để tiến hành hành vi trộm cắp. Nhiều trường hợp, các đối tượng còn chưa kịp thực hiện hành vi phạm tội đã bị chủ nhà phát hiện và chúng tẩu thoát. Vậy nên, hành vi này chịu trách nhiệm từ pháp luật như thế nào?

    Hiện trạng 

    Cụ thể, hiện trạng ngày nay nhiều đối tượng xấu giả danh là nhân viên đến thu tiền điện, tiền nước để vào nhà dòm ngó, thăm dò tình hình để thực hiện hành vi trộm cắp. Tuy nhiên, được sự cảnh báo trước từ các cơ quan nhà nước thì người dân cũng đã cảnh giác hơn và sớm phát hiện ra chiêu trò của chúng, 

    Mặc dù không thực hiện được hành vi trộm cắp, nhưng chúng cũng gây ra hoang mang cho người dân bởi sự cả gan không sợ pháp luật, ngang nhiên, thăm dò nhà cửa người dân. 

    Đơn cử, một trường hợp người mẹ và em bé nhỏ đang nằm nghỉ ngơi, có một người lạ thản nhiên đi vào và giật mất chiếc điện thoại e bé đang cầm trong khi người mẹ đang nằm ngủ. Đoạn clip này được phát tán trên các trang mạng xã hội làm người dân phẫn nộ bởi sự thản nhiên của đối tượng này. Nhiều người còn cho rằng, nếu khi đó người mẹ trong clip thức thì có thể hắn sẵn sàng dùng vũ lực với người này. Đây là một hành vi coi thường pháp luật và đáng lên án.

    len-vao-nha-nguoi-khac

    Xử lý hành vi vi phạm pháp luật

    Truy cứu trách nhiệm hình sự 

    1) Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

    Theo khoản 9 điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

    Khoản 2 điều 22 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

    Về xử lý vi phạm, hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

    Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    - Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

    - Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

    - Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

    - Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

    Mức phạt cao nhất cho tội này là phạt tù đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    2) Tội trộm cắp tài sản 

    Đối với hành vi trộm cắp được quy định tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:

    Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    - Tài sản là di vật, cổ vật.

    Mức phạt cao nhất có thể nhận là 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng.

    Xử phạt hành chính 

    Người có hành vi trộm cắp tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

    Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    Hiện nay, chưa có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác. Tuy nhiên theo điểm c khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân có thể bao gồm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nếu vi phạm sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. 

    Và cũng theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, với trường hợp tài sản là nhà, chỗ ở thì người nào có hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

     
    2703 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595230   05/12/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Lẻn vào nhà người khác nhưng chưa trộm cắp có bị xử phạt?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Kẻ trộm đột nhập vào nhà những chưa trộm cắp gì sẽ bị kết vào tội phạm tội chưa đạt.Bởi lẽ, khi thực hiện hành vi lẻn vào nhà để thực hiện hành vi trộm cắp thì người phạm tội đã cố ý thực hiện hành vi của mình những do những nguyên nhân ngoài ý muốn mà chưa đạt được mục đích.

     
    Báo quản trị |  
  • #595303   07/12/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Lẻn vào nhà người khác nhưng chưa trộm cắp có bị xử phạt?

    Việc xâm phạm chỗ ở của người khác được hiểu là một trong các hành vi sau đây: Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ; Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
     
    Như vậy, với quy định nói trên, việc tự ý vào nhà người khác khi không được đồng ý hoặc không được mời là hành vi xâm phạm chỗ ở người khác.
     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #596425   30/12/2022

    Lẻn vào nhà người khác nhưng chưa trộm cắp có bị xử phạt?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Chưa cần biết hành vi nêu trên có phạm tội trộm cắp tài sản hay không, việc tự ý vào nhà người khác khi không được đồng ý hoặc không được mời là hành vi xâm phạm chỗ ở người khác, đã có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |