Lao động tự do được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 là những ai? - Minh họa
Trước những tác động nặng nề của dịch bệnh trên toàn quốc, Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về các chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động bị ảnh hưởng vì Covid-19. Một trong những chính sách hỗ trợ được nhiều người quan tâm trong văn bản này là việc hỗ trợ “người lao động tự do”, tuy nhiên nhiều người vẫn đang hiểu sai về nhóm đối tượng hỗ trợ nêu trên.
Trong Nghị quyết 68, cụ thể tại Khoản 12 có nêu:
“Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác:
Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động”
Cần hiểu rằng đối với khoản hỗ trợ này, Chính phủ chỉ đạo mỗi địa phương (các tỉnh, thành phố) sẽ xây dựng tiêu chí riêng, xác định đối tượng và mức hỗ trợ khác nhau nhưng không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người. Việc hỗ trợ này còn phụ thuộc vào khả năng ngân sách của từng địa phương, chính vì vậy cho đến thời điểm này không phải toàn bộ các tỉnh thành trên cả nước đều có chính sách hỗ trợ NLĐ tự do thực hiện theo chỉ đạo trên.
Trước hết, hợp đồng lao động hiểu theo Bộ luật Lao động 2019 là một thỏa thuận xác lập quan hệ lao động mà một bên có trả lương cho bên còn lại, hợp đồng này có thể được thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói hoặc một số phương thức khác (Điều 14 BLLĐ 2019).
Muốn xác định bạn có phải là đối tượng “lao động tự do” được nhắn đến trong chính sách tại NQ 68 hay không, cần xem văn bản triển NQ 68 của tỉnh ban đang sinh sống. Chẳng hạn, hiện nay ở TP. HCM ta áp dụng Công văn 2209/UBND-KT để biết mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và hồ sơ liên quan.
Trong đó, những đối tượng sau đây sẽ được ưu tiên hưởng chính sách:
- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định (buôn gánh bán bưng);
- Thu gom rác, phế liệu
- Bốc vác, chuyển hàng bằng xe ba gác, xe thô sơ
- Bán lẻ vé số lưu động
- Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ);
- Làm công việc thuộc các ngành nghề, lĩnh vực phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn 1749/UBND-VX ngày 30 tháng 5 năm 2021.
Theo đó, nếu bạn cũng là lao động tự do không có hợp đồng lao động nhưng lại không làm việc trong những ngành nghề kể trên thì không được hưởng chính sách hỗ trợ.
Đối với Thành phố Hà Nội, ta căn cứ vào Quyết định 3642/QĐ-UBND để biết những đối tượng được hỗ trợ, trong đó gồm:
- Lao động tự làm việc trong các ngành nghề bị mất việc làm do phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu tại các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố
- Người lao động bị cách ly, cư trú trong khu vục bị phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm
Như vậy có thể hiểu rằng, tùy thuộc vào chính sách của từng tỉnh thành mà đối tượng “lao động tự do” có thể chỉ là người làm việc trong 1 số ngành nghề hoặc nhiều nhóm ngành nghề. Bạn cần theo dõi Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố, Sở LĐ-TB-XH địa phương để nắm bắt chính sách hỗ trợ hoặc trực tiếp liên hệ để kiểm tra lại mình có phải đối tượng được hỗ trợ hay không!