Lao động nữ đi làm sớm sau sinh có đóng BHXH?

Chủ đề   RSS   
  • #602607 17/05/2023

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1986)
    Số điểm: 14259
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Lao động nữ đi làm sớm sau sinh có đóng BHXH?

    Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ là 06 tháng. Vậy lao động nữ có quyền đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản không? Trong thời gian đi làm sớm có phải đóng BHXH không?
     
    Điều kiện lao động nữ đi làm sớm sau sinh
     
    Tại Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì để có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì phảo có đủ các điều kiện sau đây:
     
    - Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
     
    - Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
     
    Đồng thời tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 thì trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì lao động nữ có thể trở lại làm việc khi :
     
    - Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng;
     
    - Người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý 
     
    - Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
     
    Như vậy, so với điều kiện của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì để được đi làm sớm sau sinh thì yêu cầu phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
     
    Có đóng BHXH trong thời gian đi làm sớm sau sinh
     
    Khi đi làm sớm sau sinh thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.  
     
    Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Vậy trong trường hợp người lao động đi làm sớm sau sinh thì người lao động và người sử dụng lao động có phải tham gia đóng BHXH trong trường hợp này hay không?
     
    Tại điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn theo quy định nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
     
    Tại khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng có nêu từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
     
    Đi làm sớm sau sinh có được hưởng dưỡng sức sau sinh
     
    Tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày nếu ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc nếu sức khỏe chưa phục hồi.
     
    Số ngày nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
     
    - Tối đa 10 ngày: Lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.
     
    - Tối đa 07 ngày: Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
     
    - Tối đa 05 ngày: Các trường hợp khác.
     
    Như vậy, theo quy định trên thì yêu cầu phải nghỉ hết thời gian nghỉ thai sản là 06 tháng mà sức khỏe còn yếu thì mới được hưởng dưỡng sức. Việc đi làm sớm sau sinh đương nhiên là phải đảm bảo sức khỏe thì mới đi làm nêu nếu đi làm sớm mà lại nghỉ dưỡng sức cũng không hợp lý. Theo đó, trường hợp đi làm sớm sau sinh sẽ không được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh.
     
     
     
    118 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận