Lăng phun nước cầm tay trong chữa cháy phải đảm bảo những yêu cầu gì về mặt kỹ thuật?

Chủ đề   RSS   
  • #612454 07/06/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Cao Đẳng

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 30295
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 652 lần


    Lăng phun nước cầm tay trong chữa cháy phải đảm bảo những yêu cầu gì về mặt kỹ thuật?

    TCVN 13261:2021 Quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với lăng chữa cháy phun nước cầm tay được dùng trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

    (1) Lăng phun nước cầm tay là gì?

    Căn cứ mục 3.1 TCVN 13261:2021 có quy định về lăng phun nước cầm tay như sau:

    Lăng phun nước cầm tay (water spray handline nozzles) 

    Thiết bị chữa cháy cầm tay được kết nối trực tiếp với vòi đẩy chữa cháy hoặc thông qua đầu nối trung gian để phun nước hoặc nước pha chất phụ gia. 

    Lăng phun nước cầm tay có lưu lượng nước phun ra nhỏ hơn 1325 L/min.”

    Theo đó, lăng phun nước cầm tay là một thiết bị được sử dụng trong việc chữa cháy, nó có thể kết nối trực tiếp với vòi đẩy chữa cháy hoặc thông qua đầu nối trung gian để phun nước hoặc nước pha chất phụ gia.

    Cạnh đó, TCVN 13261:2021 cũng nêu rõ theo phổ phun thì lăng phun nước cầm tay được chia làm 03 loại như sau: 

    - Lăng phun nước đặc.

    - Lăng phun nước phân tán.

    - Lăng phun nước hỗn hợp. 

    Riêng có lăng phun nước hỗn hợp là lăng phun có thể điều chỉnh chế độ phổ phun nước đặc hoặc phổ phun nước phân tán.

    (2) Lăng phun nước cầm tay trong chữa cháy phải đảm bảo những yêu cầu gì về mặt kỹ thuật?

    Cụ thể, TCVN 13261:2021 quy định có những yêu cầu chung về mặt kỹ thuật mà lăng phun nước cầm tay cần phải đáp ứng như sau:

    - Phải bao gồm thân lăng và khớp nối có thể là dạng liền khối hoặc dạng lắp ghép nhưng phải đảm bảo chắc chắn và không rò nước tại vị trí lắp ghép. 

    - Tại các vị trí có chất lỏng chảy qua phải đảm bảo giảm thiểu ma sát giữa chất lỏng với thân lăng. 

    - Nước được phun ra từ lăng phun nước đặc phải có phổ phun nước đặc. 

    - Nước được phun ra từ lăng phun nước phân tán phải có phổ phun phân tán. 

    - Vật liệu làm lăng phun nước cầm tay phải chịu được va đập theo phép thử tại mục 6.4 TCVN 13261:2021 và phải có tính chống ăn mòn theo phép thử tại 6.5. và 5.1.6 TCVN 13261:2021

    - Kết cấu của lăng phải bảo đảm độ bền và độ kín theo phép thử tại 6.1 TCVN 13261:2021.

    Về mặt kỹ thuật, lăng phun nước cầm tay cần đáp ứng được những yêu cầu như sau:

    Đối với lăng phun nước đặc:

    - Thân lăng phải có kết cấu đảm bảo tạo ra phổ phun nước đặc. 

    - Lăng phun phải hoạt động ổn định tại áp suất làm việc công bố trên sản phẩm. 

    - Lưu lượng của lăng phun phải ổn định và đạt mức công bố với sai số không quá +/- 5% ở mức áp suất làm việc ghi trên sản phẩm.

    Đối với lăng phun nước phân tán:

    - Thân lăng phải có kết cấu đảm bảo tạo ra phổ phun phân tán. 

    - Lăng phun phải hoạt động ổn định tại áp suất làm việc công bố trên sản phẩm. 

    - Lưu lượng của lăng phun phải ổn định và phải đạt mức công bố hoặc vượt mức công bố không quá 10% ở áp suất làm việc và góc phun ghi trên sản phẩm.

    Đối với lăng phun nước hỗn hợp:

    - Thân lăng phải có kết cấu bảo đảm có thể điều chỉnh ở 02 chế độ phun là chế độ phổ phun nước đặc và chế độ phổ phun phân tán.

    - Bộ phận xoay điều chỉnh lưu lượng và chế độ phun phải đảm bảo thao tác dễ dàng và chuẩn xác tại các mốc hướng dẫn trên vòng điều chỉnh. 

    - Các ký hiệu hướng dẫn sử dụng phải in rõ ràng chỉ rõ chế độ phổ phun nước đặc (hai vạch song song), phổ phun phân tán (góc hình nón), đóng (OFF). 

    Trường hợp là các lăng hỗn hợp có điều chỉnh lưu lượng thì cần phải thể hiện các mốc điều chỉnh lưu lượng bằng số in hoặc khắc phía trên vòng điều chỉnh.

    - Kích thước đầu vào và đầu ra của lăng phun hỗn hợp phải đảm bảo lưu lượng nước được phun ra ở mức cực đại khi đặt chế độ phổ phun nước đặc bằng thông số công bố trên sản phẩm. 

    Trường hợp chuyển sang chế độ phổ phun phân tán, lưu lượng phun đạt được phải không nhỏ hơn 80% so với lưu lượng phun thiết kế ở góc đỉnh nón phun lớn nhất.

    Đối với khớp nối của lăng phun nước:

    Cụ thể, khớp nối của lăng phun nước cầm tay phải phù hợp và phải được kết nối với thân lăng bảo đảm chịu được các phép thử tại 6.1 và 6.4. TCVN 13261:2021

    Ngoài ra, khớp nối còn phải lắp được với khớp nối của vòi đẩy chữa cháy cùng cỡ bằng tay và không dùng bất cứ dụng cụ nào khác.

    Như vậy, lăng phun nước cầm tay cần phải đảm bảo được những yêu cầu về mặt kỹ thuật như đã nêu trên.

    (3) Nhãn dán của lăng phun nước cầm tay trong chữa cháy phải có những nội dung nào?

    Tại mục 7 TCVN 13261:2021 có nêu rõ, đối với nhãn dán của lăng phun ngoài việc trình bày rõ ràng cho người sử dụng dễ thấy, khắc chìm hoặc in nổi thì nội dung còn phải đảm bảo được những nội dung tối thiểu bao gồm:

    - Model.

    - Ngày sản xuất.

    - Tên nhà sản xuất và quốc gia sản xuất.

    - Áp suất làm việc: Trong đó ghi rõ áp suất hoạt động tính theo đơn vị bar, KG/cm2, hoặc PSI.

    - Lưu lượng phun: ghi rõ lưu lượng theo chế độ phun tính theo đơn vị l/min hoặc l/s.

    - Chuẩn nối vòi: kích thước vòi, tên và chuẩn của đầu nối. Có thể kể đến như GOST DN51 hoặc MACHINO DN51.

    Theo đó, đối với nhãn dán của lăng phun nước cầm tay thì cần phải đảm bảo có đầy đủ những nội dung kể trên.

    Xem thêm về lăng phun nước cầm tay trong chữa cháy tại TCVN 13261:2021

     
    75 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận