Làm việc part-time có phải ký hợp đồng lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #525545 13/08/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Làm việc part-time có phải ký hợp đồng lao động?

     

    >>>Xác lập loại hợp đồng nào thì có lợi cho NLĐ?

    Trong quan hệ lao động giữa doanh nghiệp và người lao động hiện nay tồn tại nhiều hình thức làm việc khác nhau như: làm việc toàn thời gian (full-time), làm việc bán thời gian (part-time) hay nhiều nơi còn có công việc freelance (công việc không có sự ràng buộc nào về thời gian làm mỗi ngày và địa điểm làm việc, miễn là hoàn thành công việc đúng thời gian đã thống nhất, cũng như cũng không phải cam kết làm việc lâu dài, đúng theo nghĩa từ “free”).

    Nhiều bạn thắc mắc trong trường hợp làm việc bán thời gian (part-time) thì theo luật có phải ký kết hợp đồng lao động hay không? Hãy cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

    Đối với việc làm không trọn thời gian, Bộ luật lao động 2012 đã có một điều luật riêng quy định về vấn đề này, cụ thể tại Điều 34:

    Điều 34. Người lao động làm việc không trọn thời gian:

    1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của người sử dụng lao động.

    2. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.

    3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

    Theo quy định trên, làm việc bán thời gian vẫn được xem là một hình thức của quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật hiện hành không có sự phân biệt giữa người lao động làm việc toàn thời gian và bán thời gian. Nói cách khác, nhân viên làm việc bán thời gian vẫn được hưởng lương, có các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Chính vì thế, khi doanh nghiệp sử dụng lao động bán thời gian thì doanh nghiệp và người lao động phải có trách nhiệm giao kết hợp đồng với nhau và đảm bảo các quyền lợi của người lao động theo quy định pháp luật lao động. Phụ thuộc vào tính chất công việc và điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà các bên sẽ thống nhất ký kết loại hợp đồng cụ thể nào trong 03 loại hợp đồng sau:

    + Hợp đồng lao động không xác định thời hạn,

    + Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, 

    + Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Mặt khác, tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật lao động 2012 có quy định: “Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói". Do đó, trường hợp doanh nghiệp sử dụng người lao động làm việc bán thời gian đối với những công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng thì hai bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói mà không nhất thiết phải bằng văn bản.

    Lưu ý: Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác (khoản 3 Điều 22 Bộ luật lao động 2012).

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 13/08/2019 10:46:02 CH
     
    5348 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận