Làm thế nào để giành quyền nuôi cả 3 con khi chồng không đồng ý?

Chủ đề   RSS   
  • #566207 06/01/2021

    Mssdautay

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Làm thế nào để giành quyền nuôi cả 3 con khi chồng không đồng ý?

    Chào luật sư ạ

    Cháu sn 90 và ck cháu sn 86 lấy nhau từ năm 2011 Có 3 đứa con : con gái 8 tuổi - con trai 5 tuổi - con gái 2 tháng tuổi.

    Cháu là giáo viên mầm non chồng cháu là chủ quán cắt tóc tự mở bên phố.

    Mấy năm gần đây vì đầu tư cho chồng cháu có vay ngân hàng và công đoàn của trường tổng gần 150 triệu.

    Vậy cháu muốn hỏi sau khi ly hôn chồng cháu có trả cùng cháu món nợ đó không?

    Và làm thế nào cháu giành được quyền nuôi cả 3 cháu khi chồng cháu không đồng ý ạ.

    Cháu xin cảm ơn.

     
    1774 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mssdautay vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577190   22/11/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Theo thông tin Chị cung cấp, xin trả lời như sau:

    Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn quy định:

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Như thông tin Chị  đã cung được gia cấp có 1 đứa con đang dưới 2 tháng tuổi và sẽ được cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp Chị không đủ điều kiện trực tiếp trông non, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Quyền nuôi con khi ly hôn được xác định như sau:

    Nếu con trên 3 tuổi thì quyền nuôi con của cha, mẹ là như nhau. Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.

    Người trực tiếp nuôi con có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, phải chứng minh được điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con. Các điều kiện này hiện nay không được luật cụ thể nhưng trong thực tế xét trên các yếu tố:

    - Điều kiện kinh tế: thu nhập, công việc ổn định,..

    - Điều kiện sức khỏe

    - Điều kiện thời gian, mội trường nuôi dưỡng con: chỗ ở,..

    - Nhân cách đạo đức và tình thương của cha mẹ đối với con: (vd: Bố mẹ vi phạm nghiêm trọng trong việc nuôi dưỡng giáo dục con: Như không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con, bạo hành con…)

    Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Tòa án những giấy tờ như: Hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ)…

    Theo Điều 137 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 xác định nợ chung của vợ chồng:

    “1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

    2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

    3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

    4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

    5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

    6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

    Theo đó, những khoản nợ do hai vợ chồng xác lập trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc các mục đích chung của cả hai vợ chồng như cùng đầu tư, kinh doanh,.... sẽ được coi là khoản nợ chung và có nghĩa vụ cùng phải thanh toán khi giải quyết ly hôn.

    Nợ chung của vợ chồng phát sinh không nhất thiết phải cần hai bên cùng thỏa thuận xác lập mà có thể do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; từ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường …

    Đối với khoản nợ chung của vợ trồng trong thời kỳ hôn nhân, thì hai bên phải cùng có nghĩa vụ chịu trách nhiệm liên đới theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

    “Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
    2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

    Sau khi ly hôn, các khoản nợ chung của vợ chồng vẫn có hiệu lực, hai bên phải cùng tiếp tục chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên thứ ba. Hai bên có thể thỏa thuận cùng với chủ nợ để giải quyết khoản nợ đó.

    Nếu không thỏa thuận được thì khi Tòa án nhận định đó là khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân thì nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó sẽ chia đôi, mỗi bên phải trả một phần.

    Cập nhật bởi Hong312 ngày 22/11/2021 12:51:25 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/11/2021)
  • #577379   27/11/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Làm thế nào để giành quyền nuôi cả 3 con khi chồng không đồng ý?

    Ở đây nếu là phần nợ chung của vợ chồng thì nếu có ly hôn người chồng vẫn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ này chị nhé. Về quyền nuôi còn thì hai bên thỏa thuận về việc nuôi dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chị nhé, con nhỏ dưới 36 tháng chị sẽ nuôi trừ trường hợp không đủ khả năng, con trên 36 tháng thì xác định đảm bảo lợi ích nhất của con.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/11/2021)
  • #581461   18/03/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Làm thế nào để giành quyền nuôi cả 3 con khi chồng không đồng ý?

    Trả lời:

    Chào chị, về trường hợp của chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Thứ nhất, đối với nguyện vọng trực tiếp nuôi dưỡng 03 người con của chị khi ly hôn.

    Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Như chị cho biết, chị có 03 người con: con gái 8 tuổi - con trai 5 tuổi - con gái 2 tháng tuổi. Theo đó, đối với con gái 2 tháng tuổi (dưới 36 tháng tuổi) nên cháu sẽ được giao trực tiếp cho chị nuôi, trừ trường hợp người chị không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Còn quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi của cha và mẹ là như nhau nên Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con gái 8 tuổi và con trai 5 tuổi của chị để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng. Do đó, nếu muốn giành quyền nuôi con, chị phải chứng minh được điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con. Các điều kiện này hiện nay không được luật cụ thể nhưng trong thực tế xét trên các yếu tố:

    - Điều kiện kinh tế: thu nhập, công việc ổn định,..;

    - Điều kiện sức khỏe;

    - Điều kiện thời gian chăm sóc, giáo dục con, môi trường nuôi dưỡng con: chỗ ở,..;

    - Nhân cách đạo đức và tình thương của cha mẹ đối với con.

    Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Tòa án những giấy tờ như: Hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ)…

    Bên cạnh đó, chị có một con gái lớn 8 tuổi, vì vậy, bên cạnh xem xét các điều kiện trên thì Tòa án cũng sẽ xem xét nguyện vọng của con theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

    Thứ hai, đối với khoản nợ chị vay để đầu tư cho chồng thì theo Điều 137 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 xác định nợ chung của vợ chồng như sau:

    “1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

    2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

    3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

    4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

    5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

    6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

    Căn cứ vào quy định pháp luật trên, có thể thấy, những khoản nợ do hai vợ chồng xác lập trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc các mục đích chung của cả hai vợ chồng như cùng đầu tư, kinh doanh,.... sẽ được coi là khoản nợ chung và có nghĩa vụ cùng phải thanh toán khi giải quyết ly hôn. Như chị cho biết, chị đã vay 150 triệu đồng để đầu tư cho chồng, do đó, khoản nợ của anh chị được coi là khoản nợ chung và chồng chị có trách nhiệm liên đới trả nợ theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

    Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

    2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

    Sau khi ly hôn, các khoản nợ chung của vợ chồng vẫn có hiệu lực, hai bên phải cùng tiếp tục chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên thứ ba. Hai bên có thể thỏa thuận cùng với chủ nợ để giải quyết khoản nợ đó. Nếu không thỏa thuận được thì khi Tòa án nhận định đó là khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân thì nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó sẽ chia đôi, mỗi bên phải trả một phần.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaophuongg24 vì bài viết hữu ích
    admin (29/03/2022)