Làm sao đòi lại tiền đã cho bạn mượn?

Chủ đề   RSS   
  • #104671 23/05/2011

    bet888333

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm sao đòi lại tiền đã cho bạn mượn?

    Tôi có cho một người bạn (tạm gọi là A) mượn 30 triệu đồng, do tin tưởng nên đã không bắt A viết giấy mượn nợ. Đến thời hạn thanh toán thì A không trả nợ và cố tình lẩn tránh tôi.

    Tôi có liên hệ với gia đình A thì gặp được mẹ vợ của A (tạm gọi là B). B có cam kết sẽ thay A trả số nợ đó cho tôi (thể hiện bằng giấy cam kết do tôi viết và B ký tên).

    Đến thời điểm này đã hơn 06 tháng rồi mà B vẫn chưa trả nợ cho tôi, gặp được A thì A bảo số tiền đó do A đánh bài thua tôi nên không trả và thách tôi đi thưa (sự thật không phải như vậy).

    Nay tôi muốn hỏi A hay B sẽ có trách nhiệm trả nợ cho tôi? Khi kiện ra tòa thì giấy cam kết trả nợ thay cho A của B có được xem là bằng chứng không?

     
    6521 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #104694   23/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào anh !

    Vấn đề này của anh QQ xin tư vấn như sau:

    Cho dù là B đã có cam kết sẽ thay A trả nợ nhưng không hẳn trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về B về B vì A mới chính là người vay tiền của anh chứ không phải B là người vay, nghĩa vụ trả nợ cho  anh thuộc về A chứ chưa thuộc về B bởi ở đây là B tự nhận và việc B nhận nó chưa thỏa mãn điều kiện chuyển giao nghĩa vụ theo quy định của luật.

    BLDS 2005 viết:

    Điều 315. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự

    1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

    2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ


    Điều đó có nghĩa là chỉ khi nào A đồng ý chuyển giao nghĩa vụ cho B và B đồng ý nhận nghĩa vụ đó của A và được sự đồng ý của anh thì lúc đó anh mới có thể buộc B được, còn trong trường hơp này anh chưa thể buộc B đươc.


    Bản cam kết của B chỉ được xem là nguồn của chứng cứ và nó chỉ được xem là chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác.


    Bây giờ cách tốt nhất mà anh có thể làm để khởi kiện thành công thì anh phải dụ làm sao đó để chứng minh được A đã vay tiền của anh, và cách truyền thống nhất là anh sắp xếp  1 cuộc nói chuyện và ghi âm lại tất cả những lời của A và cam kết trả nợ của anh ta. Sau anh trình bày đầy đủ ra văn bản và làm đơn khởi kiện cùng với chứng cứ kèm theo để đòi nợ.


    Về trình tự thủ tục đòi nợ, nghĩa vụ án phí.. thì anh xem thêm ở đây

    thân!

     


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    chieclamuathu_1508 (11/06/2011)
  • #104727   23/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Bạn hãy trình bày chi tiết lại nội dung của giấy cam kết trả nợ để cùng xem xét.

    Nếu A không chứng minh được việc B đã vay tiền của A thì giấy cam kết trả nợ của C (mẹ của B) sẽ không có ý nghĩa, nếu trong đó ghi rõ ràng rằng, C sẽ trả nợ thay cho B. Vấn đề không phải là B có đồng ý chuyển giao nghĩa vụ trả nợ sang cho C hay không, mà vấn đề là có tồn tại khoản nợ đó hay không.

    Nếu không chứng minh được sự tồn tại của khoản nợ, điều này có nghĩa là B không hề nợ tiền A, cho nên C sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

    Thực chất,giấy cam kết đó có thể coi như là hợp đồng bảo lãnh, và việc bảo lãnh thì không cần có ý kiến của bên được bảo lãnh (B) mà chỉ cần bên bảo lãnh (C) và bên nhận bảo lãnh (A),cụ thể là bảo đảm cho việc trả nợ.

    Sau khi bạn chứng minh được sự tồn tại của việc vay nợ như hướng dẫn ở trên, tờ giấy cam kết này có thể giúp bạn yêu cầu C phải trả nợ thay cho B, nếu B không còn khả năng trả nợ.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 23/05/2011 06:06:45 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #104828   24/05/2011

    bet888333
    bet888333

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cám ơn ý kiến của hai bạn QuyetQuyen945 và Im_lawyerx0.

    Tuy nhiên qua ý kiến của 02 bạn thì tôi vẫn chưa hiểu rõ vấn đề giấy cam kết nên xử lý ra sao. Như vậy thì đây là hình thức của hợp đồng bảo lãnh hay là việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự?

    Và việc ghi âm phải thỏa mãn các yếu tố nào để có thể xem là bằng chứng trước tòa?

    Xin các bạn giúp tôi làm rõ vấn đề này. Rất cám ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #104860   24/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1. Nếu giấy cam kết có ý kiến của người vay nợ (B) muốn chuyển nghĩa vụ trả nợ sang cho người nhận chuyển giao nghĩa vụ (C) và được sự đồng ý của C với người cho vay nợ (A) thì nó được coi là thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ từ B sang cho C. Kể từ thời điểm chuyển giao nghĩa vụ, A không có quyền yêu cầu B thực hiện nghĩa vụ mà chỉ có thể yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Cho dù B có khả năng trả nợ thì A cũng không có quyền buộc B phải trả nợ kể từ thời điểm chuyển giao nghĩa vụ.

    2. Trong trường hợp của bạn, giấy cam kết chỉ thể hiện ý kiến của C đồng ý thực hiện nghĩa vụ trả nợ nếu như B không thực hiện nghĩa vụ thì nó chỉ đuợc coi là giấy bảo lãnh. Giấy này không cần ý kiến của B mà chỉ là thỏa thuận giữa A và C. A sẽ có quyền đòi C thực hiện nghĩa vụ thay cho B nếu B không có khả năng trả nợ. ĐIểm khác so với trường hợp 1 là A vẫn có quyền yêu cầu B thực hiện việc trả nợ (nếu có khả năng).

    3. Giờ đây, ghi âm là cách duy nhất với bạn, bởi khó mà yêu câu B lập hợp đồng vay nợ được. Trong đoạn băng ghi âm, cần có đủ các yếu tố thời gian, địa điểm vay, thỏa thuận về số tiền vay, thời hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, cần có thêm việc xác nhận thời gian địa điểm ghi âm. Nếu bạn có ý định chuôc say cho người bạn đó thì không nên, bởi những gì anh ta nói trong trạng thái không có khả năng nhận thức hành vi của mình cũng sẽ khó mà đuợc Tòa chấp nhận. Bạn nên chuẩn bị một chiếc máy ghi âm thật tốt, nếu có thể chuẩn bị một chiếc máy quay mini (giờ nhiều loại lắm) để tăng sức thuyết phục của bằng chứng.

    4. Thời hiệu khởi kiện kể từ thời điểm quyền và nghĩa vụ bị xâm phạm là 2 năm, bạn cần nắm rõ điều này.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #105197   25/05/2011

    bet888333
    bet888333

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cám ơn sự tư vấn nhiệt tình của các bạn. Mình sẽ nghiên cứu các vấn đề đã trao đổi. Nếu còn gì thắc mắc sẽ nhờ các anh chi trên diễn đàn giải đáp giúp. Thân chào
     
    Báo quản trị |  
  • #106807   31/05/2011

    tanvinhsi
    tanvinhsi

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn khó có thể lấy lại tiền vì đó là hợp đồng miệng vì bạn không có bằng chứng xác lập về việc A đã vay tiền của bạn.Do đó ,bạn phải bằng cách nào đó nói A phải trả nhưng không cần phải trả nhiều chỉ cần vài trăm ngàn là đủ.Sau đó viết một giấy trả nợ là bao nhiêu đó rồi ghi lý do trả nợ ,ngày tháng năm,và nói A ký vào.Như thế bạn mới có bằng chứng trước tòa được.Thứ hai là phải có người làm chứng tại thời điểm A vay tiền của bạn.

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 31/05/2011 12:22:09 CH Cập nhật bởi tanvinhsi ngày 31/05/2011 10:12:52 SA
     
    Báo quản trị |