Làm sao để phân biệt CSGT mặc thường phục với kẻ giả danh CSGT?

Chủ đề   RSS   
  • #473073 31/10/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Làm sao để phân biệt CSGT mặc thường phục với kẻ giả danh CSGT?

    Mấy bữa nay báo chí rầm rộ cái chuyện CSGT mặc thường phục, hóa trang để xử phạt vi phạm người tham gia giao thông đường bộ.

    CSGT mặc thường phục để xử phạt được đánh giá là hiệu quả, khi phát hiện người vi phạm, CSGT này sẽ xuất trình thẻ ngành, chỉ lỗi vi phạm, yêu cầu kiểm tra hành chính và sau đó đựơc đưa đến Tổ Xử lý vi phạm hành chính để xử lý.

    Tuy nhiên, câu hỏi mà không chỉ mình mà bà con người dân muốn hỏi rằng “Làm sao để phân biệt CSGT mặc thường phục với kẻ giả danh CSGT?”

    Theo thông tin từ Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội Tham mưu, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM): Hiện tại, CSGT mặc thường phục chỉ để ghi hình, bắn tốc độ phục vụ việc xử lý vi phạm và phòng chống thanh thiếu niên tụ tập, đua xe trái phép chứ CSGT mặc thường phục chưa yêu cầu người dân dừng xe để kiểm tra.

    Theo các bạn, có cách nào để phân biệt không? Chỉ Shin với, gặp CSGT thiệt thì không sợ dù có vi phạm, chứ gặp bọn giả danh CSGT thì eo ơi…:(:-P

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 31/10/2017 02:20:28 CH
     
    13870 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (31/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #473076   31/10/2017

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Theo tôi, trong trường hợp này người tham gia giao thông nên mời CSGT đó lên phường làm việc, khi đó sẽ biết thật hay giả. :|

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (31/10/2017)
  • #473078   31/10/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    phamthanhhuu viết:

    Theo tôi, trong trường hợp này người tham gia giao thông nên mời CSGT đó lên phường làm việc, khi đó sẽ biết thật hay giả. :|

    Cách này là hay nhất rồi, lúc đó cứ mạnh dạn mà tuyên bố: "Đề nghị đồng chí về phường giải quyết công việc".  

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #473079   31/10/2017

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Trong trường hợp này, công an mặc thường phục nếu trực tiếp đối chất với dân thì sẽ phải trình thẻ ngành. Nhưng khổ nổi, dân sẽ chẳng ai phân biệt được đâu là thẻ thật, đâu là thẻ giả, chúng ta không phải CSGT được đào tạo nghiệp vụ phân biệt bằng lái thật, giả. Vì vậy vấn đề bạn nêu thật rất là gian nan........

     
    Báo quản trị |  
  • #522626   02/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


    Làm sao để phân biệt CSGT mặc thường phục với kẻ giả danh CSGT?

    Theo kinh nghiệm của mình là:

    - Không yêu cầu dân giao tài sản Công an tuần tra có quyền yêu cầu người dân dừng xe, mở cốp xe, túi xách, ba lô, lộn trái túi quần, áo để kiểm tra có giấu chất cấm, hung khí hay không. Nhưng những hành động trên phải là người dân tự mở

    - Giấy tờ, thẻ ngành công an Công an đi tuần tra mặc quân phục hoặc có thể không mặc quân phục (là công an mật phục đang làm nhiệm vụ) nhưng đều phải có thẻ ngành và giấy tờ để chứng minh mình là ai

    - Không đi tuần tra một mình Công an đi tuần tra không đi một mình mà đi theo nhóm, đội. Trong khi những vụ việc giả danh công an gần đây, kẻ lừa đảo thường đi một mình.

    - Phân biệt dựa vào tác phong, hành động Tác phong của người công an, cảnh sát không chỉ hình thành trong ngày một, ngày hai mà là cả quá trình. Chỉ cần là người dân lương thiện, bình tĩnh chú ý, đối phó thì những kẻ lừa đảo sẽ lộ nguyên hình.

    - Không gian, thời gian Kẻ lừa đảo mạo danh công an thường lợi dụng địa điểm, không gian là nơi vắng vẻ, đêm khuya, hiếm người qua lại.

    Thế nên trường hợp là người dân bình thường đã xuất trình đầy đủ giấy tờ: chứng minh thư nhân dân, giấy tờ xe… mà vẫn bị làm khó thì người dân phải đề cao cảnh giác, yêu cầu được về trụ sở công an gần nhất để làm việc. Người dân tuyệt đối không được giao tài sản, phương tiện”.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn htham2501 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/07/2019) ChanhLe96 (24/07/2019)
  • #523600   22/07/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Theo mình thì trước hết phải thật bình tĩnh đã, dù cảnh sát thật hay giả thì cũng bình tĩnh thì mới sáng suốt phân biệt được. Cần hỏi về tên, cơ quan làm việc,...để xem phản ứng và cách trả lời của đối phương có tự nhiên và trôi chảy không. Thêm nữa, nên xoáy sâu hỏi về lỗi của mình, ví dụ như đi quá tốc độ chẳng hạn, thì nên hỏi luật quy định như thế nào về điều này, vượt tốc độ bao nhiêu là bị phạt, nếu cần có thể tung hỏa mù. Ví dụ hiện nay, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định  người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ chỉ bị phạt tiền nếu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h. Bạn có thể nói quá lên trên 10km mới bị phạt chẳng hạn. Khi đó, cảnh sát giao thông "xịn" nhất định sẽ gải thích rõ ràng cho bạn về quy định của luật, còn cảnh sát "rởm" thì lộ nguyên hình ngay thôi ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #523733   24/07/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Khi đọc tiêu đề bài viết của bạn mình rất hào hứng xem cách bạn nhận diện trong trường hợp này như thế nào, ai dè bạn hỏi ngược lại hihi.

    Cảm ơn bạn htham2501 với những nhận biết mà bạn chia sẻ. Tuy nhiên, những nhận biết trên nếu thực sự kẻ lừa đảo muốn bắt chước theo thì cũng rất dễ dàng vì chúng rất tinh vi.

     
    Báo quản trị |  
  • #534216   30/11/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    các trường hợp bắt chước cảnh sát giao thông thổi phạt người dân rất nhiều luôn, trước mình còn đọc 1 vụ nó giả làm cảnh sát hình sự, vào thuê xe xong lợi dụng niềm tin hốt luôn 1 lần mấy chiếc. giờ cái gì cũng giả được hết, rất nguy hiểm

     
    Báo quản trị |  
  • #535795   27/12/2019

    Về vấn đề này, theo quan điểm của mình việc cảnh sát giao thông mặc thường phục là không cần thiết. Do việc mặc thường phục là chỉ để tuần tra, phát hiện vi phạm và lập biên bản mà không xử phạt sẽ không đảm bảo tính liên tục trong quy trình xử lý vi phạm. Ngoài ra, không đảm bảo tính công khai, minh bạch, khẩn trương...vốn rất cần thiết trong lĩnh vực giao thông.

     
    Báo quản trị |  
  • #543911   20/04/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Để phân biệt thật giả thì những người bình thường họ rất khó để nhận định được điều đó. Vì vậy, người dân nên cẩn trọng và cơ quan công an cần có những biện pháp để ngăn chặn tuyệt đối những đối tượng giả danh để đảm bảo an toàn cho người dân. Như vậy thì sẽ ổn hơn là người dân tự mình phân biệt, có khi lại từ giả thành thật mà từ thật thành giả. 

     
    Báo quản trị |  
  • #543926   20/04/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Mình thấy tiêu đề khá hay và tò mò vào xem. Không ngờ tác giả lại đặt câu hỏi ngược lại để mọi người trả lời. Quả thật việc CSGT mặc thường phục và người giả mạo CSGT khó có thể mà phân biệt được. Mình cũng chịu khó đọc bình luật nhưng vẫn chưa tìm được đáp án.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #544130   23/04/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3452
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Theo quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BCA thì Cán bộ, chiến sĩ Công an mặc thường phục không có thẩm quyền xử phạt, mà phải phối hợp với lực lượng Công an tuần tra có mặc sắc phục. Khi phát hiện có trường hợp vi phạm luật giao thông, Công an mặc thường phục chỉ có nhiệm vụ thông báo cho Cảnh sát mặc sắc phục thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện vi phạm để kiểm tra, xử lý...). Do đó, làm gì phải sợ mấy người giả danh CSGT để xử phạt, còn nếu đã vi phạm quy định về giao thông mà bị phát hiện thì chịu thôi. hihi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanghi.info vì bài viết hữu ích
    khtc_vietrade (24/04/2020)
  • #576046   30/09/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Theo quan điểm của mình thì để phân biệt cứ yêu cầu cảnh sát giao thông đó cung cấp thẻ ngành. Ngày nay việc giả dạng cảnh sát xuất hiện rất nhiều nên để phân biệt tốt nhất là cứ yêu cầu thẻ ngành. Còn nếu cảm thấy có dấu hiệu bất thường thì cứ như bạn trên chia sẻ, yêu cầu được về phương làm việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #576651   30/10/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Nếu như đối tượng xấu đã có chủ đích giả danh CSGT để lừa gạt người khác thì thật sự khó phân biệt. Biết là CSGT thật thì phải làm các bước như xuất trình giấy tờ để chứng minh nhưng nếu như những đối tượng này sử dụng giấy tờ giả thì những người dân bình thường, không phải trong nghề làm sao nhận biết được.

     
    Báo quản trị |  
  • #578321   26/12/2021

    Theo như được biết thì CSGT chỉ mặc thường phục trong lúc bắn tốc độ, hay thực hiện việc ghi hình để phục vụ việc xử lý vi phạm thôi. Làm gì có trường hợp được mặc thường phục mà được xủa phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. 

     
    Báo quản trị |  
  • #579243   31/12/2021

    Làm sao để phân biệt CSGT mặc thường phục với kẻ giả danh CSGT?

    Tác giả đã đưa ra một câu hỏi rất thú vị đó là làm sao để phân biệt được CSGT mặc thường phục và kẻ giả danh CSGT. Đây thật sự là một vấn đề khá khó khăn cho đến thời điểm này. Vì hiện nay rất nhiều người sử dụng chiêu trò này để lừa đảo, thủ đoạn rất tinh vi. Do đó, nếu muốn phân biệt thì đúng là tốt nhất nên lên phường giải quyết.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581158   28/02/2022

    Làm sao để phân biệt CSGT mặc thường phục với kẻ giả danh CSGT?

    Thời buổi giờ thật giả lẫn lộn chỉ khổ cho người dân thường như chúng ta. Tuy nhiên theo như ông Nguyễn Văn Bình thì CSGT mặc thường phục chưa yêu cầu người dân dừng xe để kiểm tra. Nếu vậy khi gặp người mặc thường phục bắt dừng xe để kiểm tra thì chúng ta nên yêu cầu người này đưa đến Tổ xử lý vi phạm để làm việc là hợp lý nhất

     
    Báo quản trị |  
  • #581409   16/03/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Làm sao để phân biệt CSGT mặc thường phục với kẻ giả danh CSGT?

    Cảm ơn bạn vì những chia sẻ này.

    Việc CSGT mặt thường phục để dừng xe xử phạt thì mình chưa thấy bao giờ. Tuy nhiên, hiện nay việc giả mạo CSGT còn tinh vi hơn. Những kể giả mạo CSGT còn mặc cả trang phục của CSGT để lừa người tham gia giao thông. Vì vậy, mọi người nên cẩn thận trong các trường hợp bị bắt dừng xe và phạt vi phạm, cần yêu cầu người đó đọc số hiệu của công an nhân dân để kiểm tra.

     
    Báo quản trị |  
  • #582577   31/03/2022

    Đối với đối tượng đã muốn giả danh CSGT thì người dân vô cùng khó để có thể phân biệt, ngoại trừ việc được xuất trình giấy tờ chứng minh thậm chí có tường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi thì trong trường hợp này là người dân bình thường khó có thể xác định được giữa CSGT thật và người giả danh. 

     
    Báo quản trị |  
  • #588281   27/07/2022

    Làm sao để phân biệt CSGT mặc thường phục với kẻ giả danh CSGT?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Đồng ý là ngành công an phải nỗ lực phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên các tuyến giao thông nhưng có rất nhiều vi phạm pháp luật giao thông đường bộ chỉ ở mức bị xử phạt hành chính. Vậy có cần thiết phải cho phép CSGT hóa trang để dễ rình người vi phạm?

     
    Báo quản trị |  
  • #588297   27/07/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Làm sao để phân biệt CSGT mặc thường phục với kẻ giả danh CSGT?

    Nếu gặp trường hợp này thì mời đồng chí công an đó  xuất trình giấy tờ chứng minh thân phận hoăc mời đồng chí ấy cùng minh về ủy ban nhân dân phường để làm việc cho an toàn. Không nên đóng phạt hoặc đưa tiền cho họ vì có thể người đó là lừa đảo. Mình có vi phạm giao thông thì cũng lập biên bản sau đó mới đóng phạt sau.

     

     
    Báo quản trị |