![Bố mẹ muốn cho con gái đất làm tài sản riêng](https://f.imgs.vietnamnet.vn/2017/12/29/13/bo-me-muon-cho-con-gai-dat-lam-tai-san-rieng.jpg)
Việc tặng, cho đất giữa những người thân trong gia đình hiện nay là phổ biến, mà phổ biến hơn nữa là cha mẹ tặng cho đất cho con cái. Nhiều trường hợp không phải là hy hữu xảy ra khi đã cho đất, cha mẹ muốn lấy lại vì nhiều lý do con không phụng dưỡng, con bất hiếu,… đối với những trường hợp như thế này, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Các trường hợp được đòi lại đất đã tặng cho.
Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa hai bên đáp ứng các điều kiện sau:
- Là hợp đồng tặng cho có điều kiện
- Nội dung điều kiện trong hợp đồng là con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha, mẹ,… hoặc những yêu cầu theo ý chí của bên tặng, cho
Về nguyên tắc con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu, bệnh tật,…
Tại Điều 462 BLDS 2015 cũng quy định: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, đối với trường hợp này cha mẹ cần xem xét tình hình thực tế để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trường hợp 2: Chứng minh hợp đồng tặng cho vô hiệu
Điều 117 BLDS quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Căn cứ quy định trên, trường hợp này cha mẹ có nghĩa vụ chứng minh thông qua việc cung cấp các chứng cứ có liên quan để tòa tuyên bố vô hiệu hợp đồng tặng cho