Đối với sinh viên mà nói thì thuyết trình là một kỹ năng mềm thiết yếu cho học tập nghiên cứu và cả công việc sau này. Ở trường thì cần phải trình bày các vấn đề, tiểu luận được thầy cô giao, công việc thì đòi hỏi phải làm rõ, thuyết phục đối tác về dự án định thực hiện. Hơn nữa, ngành luật đòi hỏi kỹ năng nói rất nhiều, nói phải ấn tượng, thuyết phục thì mới tìm được khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để tạo ấn tượng và có một bài thuyết trình thu hút người nghe. Sau đây là một vài bí quyết để sở hữu kỹ năng mềm quan trọng này:
1) Phải nắm được mục tiêu của bài thuyết trình.
Khi được giao chủ đề, lĩnh vực cần thuyết trình nên tìm hiểu rõ điều mình muốn nói, ai là người sẽ nghe bài thuyết trình của bạn, lí do họ nghe bài thuyết trình của bạn. Để biết được những điều đó bạn cần trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Tại sao?
- Ai? Đối tượng mà mình sẽ thuyết trình cho họ nghe, hiểu được họ tức là mình biết họ muốn gì và mình sẽ đáp ứng.
- Cái gì? Phải biết rõ mình đang nói vấn đề gì, nắm chắc nó.
- Như thế nào? Bạn có nhiều cách để trình bày như kết hợp với Power point chẳng hạn.
- Khi nào? Thời gian rất quan trọng, chọn một thời điểm phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả của bài thuyết trình
- Ở đâu? Bạn nên đến xem nơi mà mình sẽ diễn thuyết trước, chuẩn bị một số thứ cho tốt như âm thanh, máy chiếu…Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở đó và chọn cho mình một vị trí thích hợp.
2) Chuẩn bị tốt mọi thứ cho buổi thuyết trình.
Hãy chuẩn bị sẵn các dụng cụ thiết bị như đã dự định: Máy chiếu, hình ảnh minh họa,… Và đừng quên tập thuyết trình trước gương để tăng hiệu quả, tranh sai sót.
3) Mở đầu ấn tượng:
Đối với người nghe mà nói thì ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Thay vì giới thiệu kiểu: “Chào mọi người, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về….”. Như vậy thật khuôn mẫu, không thu hút nhiều người. Chúng ta có thể kể một mẩu chuyện nhỏ có liên quan vấn đề hay đặt câu hỏi cho người nghe, vừa tăng tương tác vừa thu hút người đối diện khi chuẩn bị vào nội dung chính.
4) Giọng nói rõ ràng, mạch lạc và thể hiện cảm xúc đúng chỗ:
Rõ ràng là chúng ta thích nghe giọng nói rõ, vừa phải hơn là giọng lí nhí, khó nghe đúng không. Vậy cho nên khi thuyết trình, tranh trường hợp bạn nói quá nhanh, nuốt chữ hay quá to, quá nhỏ vì như vậy gây ác cảm cho người nghe khiến họ không hứng thú nữa. Cảm xúc cũng rất quan trọng, nhưng cần thể hiện đúng thời điểm để gây hiệu ứng tốt hơn.
5) Ngôn ngữ cơ thể:
Thuyết trình không đơn giản là chỉ đứng im và nói. Bạn phải kết hợp với cử chỉ tay, chân, nét mặt và dáng đi. Ví dụ khi thuyết trình bạn có thể đưa tay để thu hút chú ý và nhẹ nhàng lên xuống tạo không khí cởi mở cho người nghe. Đi đứng cũng vậy, đừng nên cứ đừng hoài một chỗ nhưng chú ý nếu sử dụng máy chiếu nên cẩn thận che mất màn hình hoặc hình ảnh minh họa nhé.