LẠM DỤNG, LỢI DỤNG HAY LẠM QUYỀN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN?

Chủ đề   RSS   
  • #427420 12/06/2016

    specialghosts

    Sơ sinh

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 1 lần


    LẠM DỤNG, LỢI DỤNG HAY LẠM QUYỀN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN?

    Tình hình rất là tình hình. Mình đang rối quá, không biết phân biệt như thế nào, tạm thời mình so sánh như thế này. Các bạn góp ý cho mình với nhé.

     

    Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

    Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

    Lạm quyền trong khi thi hành công vụ

    Khách thể

    Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Nhà nước tổ chức chính trị – xã hội…

    Mặt khách quan

    Hành vi sử dụng chức vụ, quyền hạn vượt ra ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao với mục đích chiếm đoạt tài sản

    Hành vi sử dụng chức vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của mình làm trái công vụ  gây thiệt hại

    Người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi không thuộc chức năng, quyền hạn được giao dẫn đến việc xảy ra thiệt hại

    Chủ thể

    Người từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự và là người có chức vụ, quyền hạn.

    Mặt chủ quan

    Lỗi cố ý trực tiếp

    Động cơ: Vụ lợi

    Động cơ: Vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác

     

    Cập nhật bởi specialghosts ngày 13/06/2016 12:02:27 CH Cập nhật bởi specialghosts ngày 13/06/2016 12:01:27 CH
     
    35433 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn specialghosts vì bài viết hữu ích
    vytran92 (14/06/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #431299   20/07/2016

    ThaoLaiLai
    ThaoLaiLai

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2016
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn ! biết được khúc mắc của bạn tôi xin góp ý một số quan điểm như sau:

    Bảng so sánh của bạn cũng đã khái lược được một số điểm chính, tuy nhiên chưa làm nổi bật được sự khác nhau căn bản nhất để phân biệt tội lạm dụng quyền hạn chức vụ chiếm đoạt tài sản, tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ và tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

    Thứ nhất, bạn nên hiểu được sự khác nhau của lợi dụng và lạm dụng, lạm quyền.

    Hành vi lợi dụng trong tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ được hiểu là người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một công cụ phạm tội để nhằm một mục đích khác. Động cơ phạm tội không chỉ xuất phát từ mưu lợi lợi ích vật chất mà còn có thể bắt nguồn từ việc muốn nâng cao uy tín, củng cố địa vị,... 

    Ví dụ như: anh A là cán bộ hải quan, anh đã không bắt người thân khi họ vận chuyển hàng lậu.

    Có thể thấy rằng A đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình để làm một việc trái pháp luật chứ không phải là sự vượt quá thẩm quyền.

    Còn lạm quyền trong khi thi hành công vụ hay lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ lại được hiểu là sự vượt quá quyền hạn của mình để làm trái lại các quy định. 

    Ví dụ: B là cán bộ địa chính của xã khi làm giấy tờ quyền sử dụng đất cho dân đã thu thuế và chiếm đoạt số tiền thuế.

    Như vậy, rõ ràng có thể thấy rằng B đã thực hiện chức vụ và quyền hạn của mình đó là đã làm giấy tờ quyền sử dụng đất cho dân và tiến hành thu thuế, nhưng anh đã lạm dụng công việc đó, đã vượt quá thẩm quyền và chiếm đoạt số tiền thuế. Trong trường hợp này B sẽ bị truy tố về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

    Thứ hai, khác với tội lạm dụng quyền hạn chức vụ chiếm đoạt tài sản và tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ chỉ được coi là tội khi có thiệt hại đã xảy ra, có nghĩa là nếu cũng có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn nhưng chưa gây ra thiệt hại thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. 

    Ngoài ra, chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng là chủ thể đặc biệt, tức là những người có chức vụ quyền hạn mới thực hiện được tội này. Tuy nhiên, khẳng định này chỉ đúng trong trường hợp vụ án không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có cả những người không có chức vụ quyền hạn, nhưng họ chỉ có thể là đồng phạm với vai trò người giúp sức, người tổ chức, người xúi dục còn người thực hành nhất thiết phải là người có chức vụ quyền hạn.

    Đối với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì mục đích chính của việc lạm dụng quyền là để chiếm đoạt tài sản. Để chiếm đoạt được tài sản của người khác người phạm tội có thể thực hiện tội phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Trong thực tế các thủ đoạn này là lạm dụng chức vụ, quyền hạn để uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối hoặc lạm dụng tín nhiệm.

    Trên đây là một số góp ý của tôi đối với câu hỏi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ThaoLaiLai vì bài viết hữu ích
    arskonami (11/12/2017) giangvks (20/12/2017) xuanthuy93dn (23/10/2019)