>>> Thay đổi bốn loại lãi suất
Chào mọi người, cách đây không lâu, khi mà Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực (01/01/2017) thì câu chuyện về việc áp dụng lãi suất gây xôn xao trong dư luận, liệu rằng, mức lãi suất có tăng hay không theo quy định mới?
Phân tích cụ thể quy định này như sau:
Tại Bộ luật dân sự 2005: Mức lãi suất trần là 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cho vay.
Đây là quy định mang tính động, tùy thuộc vào Ngân hàng Nhà nước, trong lịch sử từ trước đến nay, thông thường mức lãi suất cơ bản thường dưới 10%, cho nên mức lãi suất trần tối đa thường chưa tới 15%.
Nhưng đặt giả sử, trong trường hợp nào đó, mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng lên đến 15 hoặc 20% thì lúc này mức trần sẽ lên đến 22.5 đến 30%.
Còn quy định tại Bộ luật dân sự 2015 chỉ mang tính tĩnh, nghĩa là áp đặt mức lãi suất trần cố định 20%, không dao động hay phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước nữa.
Nhưng một thắc mắc là trường hợp nào sẽ áp dụng quy định lãi suất tại Bộ luật dân sự 2015?
Bởi tại Bộ luật dân sự 2015 có quy định như vầy:
Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
|
Và Luật các tổ chức tín dụng 2010 lại có quy định:
Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
…
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
|
Vậy thì lãi suất vay tại các ngân hàng hoặc các công ty tài chính có phải áp dụng theo Bộ luật dân sự 2015 không? Và nếu không, thì cơ sở nào để áp dụng mức lãi suất này? Việc quy định lãi suất như thế này liệu có đảm bảo quyền lợi cho người đi vay không?
Mời các bạn cho ý kiến về vấn đề này?