Là thương binh hạng 2/4 có công với cách mạng, khi xây nhà có được Nhà nước hỗ trợ gì không?

Chủ đề   RSS   
  • #603937 11/07/2023

    nitrum01
    Top 500


    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 2137
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 38 lần


    Là thương binh hạng 2/4 có công với cách mạng, khi xây nhà có được Nhà nước hỗ trợ gì không?

    Thương binh tham gia chiến đấu là người có công với cách mạng, cũng là đối tượng được Nhà nước quan tâm, vậy khi thương binh nhà xuống cấp, hư hỏng nặng sẽ được hỗ trợ những gì?

    Về việc xếp hạng thương binh 

    Theo quy định hiện hành thì hiện tại không có quy định về việc xếp hạng thương binh. Tuy nhiên có thể tham khảo thêm quy định trước đây theo mục 1 Phần I Thông tư liên bộ 32-TT/LB 1985 có đề cập hạng II (hạng nhì): Mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật.

    Thương binh khi xây nhà mới được hỗ trợ những gì?

    Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 đề cập đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là thương binh (không phân biệt hạng) có công với cách mạng. 

    Căn cứ quy định tại Điều 99 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng, hình thức và nguyên tắc hỗ trợ cải thiệt nhà ở, cụ thể:

    - Đối tượng: thương binh là một trong những đối tượng được hỗ trợ về cải thiện nhà ở; 

    - Hình thức hỗ trợ nhà ở bao gồm: Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng. 

    Như vậy, trường hợp này thương binh (không phân biệt hạng) sẽ được hỗ trợ cho vay vốn ưu đã của Nhà nước để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở hoặc hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng.

    Về hỗ trợ vay vốn ưu đãi của Nhà nước để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 thì người có công với cách mạng (trong đó có thương binh) sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo hình thức hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để thương binh xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. 

    Trường hợp này cần xem thêm quy định tại Chương III Nghị định 100/2015/NĐ-CP về vay vốn ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, tại đây quy định về đối tượng, điều kiện được vay vốn, mức vốn vay, lãi suất, thời hạn...

    Về hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng

    Theo quy định tại Điều 102 Nghị định 131/2021/NĐ-CP thì điều kiện để được hỗ trợ phải là nhà ở mà hộ gia đình hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở là nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng có thể phải phá dỡ để xây mới nhà ở; phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

    Mức hỗ trợ để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 

    Đồng thời, về chất lượng nhà được quy định rõ tại khoản 3 Điều luật này cụ thể:
     
    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình, kèm theo dự toán kinh phí đầu tư xây dựng, dự trù vật liệu chủ yếu, phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương để phổ biến, giới thiệu cho các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng xây dựng nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.
     
    - Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì sau khi được hỗ trợ, nhà ở mới được xây dựng phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2; trường hợp hộ độc thân thì diện tích xây dựng nhà ở nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2. Nhà ở xây dựng mới phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), độ bền tối thiểu 20 năm.
     
    - Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì sau khi được hỗ trợ, nhà ở mới được xây dựng phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2; trường hợp hộ độc thân thì diện tích xây dựng nhà ở nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2. Nhà ở xây dựng mới phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), độ bền tối thiểu 20 năm.
     
    257 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận