Kỹ sư Lê Văn Tạch , CQCSĐT thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc ai đúng, ai sai?

Chủ đề   RSS   
  • #153651 08/12/2011

    Chubathong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 0 lần


    Kỹ sư Lê Văn Tạch , CQCSĐT thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc ai đúng, ai sai?

    Kỹ sư Lê Văn Tạch khiếu nại Quyết định không khởi tố vụ án của CQCSĐT thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc (Nguồn:http://giaothongvantai.com.vn/phap-luat/201111/Ky-su-Le-Van-Tach-khieu-nai-viec-bac-don-kien-Toyota-32274/)

    Cập nhật, 15:07, Chủ Nhật, 27/11/2011 (GMT+7)

    Trước Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Công an thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc về việc giải quyết đơn kiện và đề nghị khởi tố TMV, kỹ sư Lê Văn Tạch lại một lần nữa gửi đơn khiếu nại lên Công an thị xã Phúc Yên với nội dung cho rằng: “Quyết định trên là trái pháp luật và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tôi”.

    Theo Quyết định không khởi tố vụ án hình sự (Quyết định 46) và bản Thông báo giải quyết đơn gửi kỹ sư (KS) Lê Văn Tạch ngày 18/11 của Cơ quan CSĐT Công an thị xã Phúc Yên: “căn cứ các tài liệu đã thu thập và xác minh, cơ quan này kết luận: không có căn cứ chứng minh Tổng Giám đốc Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) và những người liên quan phạm tội xâm phạm bí mật an toàn thư tín và vu khống”.

    Tuy nhiên, Căn cứ vào quy định tại các Điều 325 đến 329 Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại trong tố tụng hình sự, kỹ sư Lê Văn Tạch lại cho rằng: “Quyết định số 46 của Cơ quan CSĐT là trái pháp luật và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tôi”. Đồng thời, trong đơn khiếu nại của mình anh cũng đưa ra những căn cứ chứng minh cho những việc làm “không minh bạch” của Cơ quan CSĐT Công an Thị xã Phúc Yên.

    Kỹ sư Lê Văn Tạch người đã phát hiện ra lỗi của dòng sản phẩm xe Toyota tại VN
    Kỹ sư Lê Văn Tạch người đã phát hiện ra các sản phẩm
    Innova và Fortuner b
    ị lỗi kỹ thuật

    Dưới đây là 2 căn cứ được kỹ sư Lê Văn Tạch chỉ ra:

    1. Thiếu căn cứ để ra quyết định không khởi tố (Quyết định 46)

    Quyết định 46 nêu: “sau khi Cơ quan quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Phúc Yên xác minh thấy: không có dấu hiệu của tội phạm”. Xác định như vậy nhưng Quyết định 46 lại căn cứ vào khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) để ra quyết định không khởi tố vụ án, theo tôi, đây là một sự gò ép về căn cứ, cố viện ra một căn cứ cho đúng theo quy định của pháp luật bởi vì căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự quy định tại khoản 2 Điều 107 BLTTHS là: “hành vi không cấu thành tội phạm”.

    Trong Đơn kiến nghị khởi tố của tôi đã nêu rõ và kèm theo tài liệu chứng minh rằng: có sự việc ông Tổng giám đốc TMV và một số người khác đọc thư tín cá nhân của tôi khi chưa được tôi cho phép và hành vi xâm phạm bí mật thư tín là một hành vi phạm tội được quy định tại Điều 125 BLHS, như vậy, không thể nói rằng ở đây không có dấu hiệu của tội phạm như Quyết định 46 đã nêu.

    nếu cho rằng hành vi đọc thư tín cá nhân của tôi của ông Tổng giám đốc TMV không cấu thành tội phạm thì Cơ quan cảnh sát điều tra cần phải chỉ rõ là yếu tố nào của tội phạm chưa được thỏa mãn trong trường hợp này và căn cứ vào đâu.

    Tôi xin nhấn mạnh lại rằng, qua nội dung công bố tại Biên bản kỷ luật lao động nêu trên của Tổng Giám đốc TMV, đã có đầy đủ cơ sở để xác định số lãnh đạo của TMV đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, có hành vi xâm phạm bí mật thư tín của cá nhân tôi.

    Hành vi xâm phạm bí mật thư tín (đọc trộm thư riêng) của tôi một cách có tổ chức, hành vi ấy có dấu hiệu của tội xâm phạm bí mật thư tín của người khác theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật hình sự.

    Hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt về cá nhân tôi, nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi của ông Tổng giám đốc TMV có dấu hiệu của tội “Vu khống” được quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam.

    2. Mâu thuẫn trong chính quan điểm của người ra Quyết định 46

    Người ra Quyết định 46 (Quyết định không khởi tố vụ án) là ông Nguyễn Đặng Toàn- Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra- Công an thị xã Phúc Yên, đồng thời cũng là người ký Thông báo về kết quả giải quyết đơn.

    jkkkll
    Kỹ sư Lê Văn Tạch

    Thông thường, các văn bản về cùng một vấn đề do cùng một người ký phải thống nhất, nhất quán với nhau. Tuy nhiên Quyết định 46 và Thông báo về kết quả giải quyết đơn do ông Nguyễn Đặng Toàn ký đều liên quan đến Kiến nghị khởi tố vụ án của tôi nhưng lại có nội dung mâu thuẫn nhau một cách trầm trọng. Trong khi Quyết định 46 nêu: “sau khi Cơ quan quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Phúc Yên xác minh thấy: không có dấu hiệu của tội phạm” thì Thông báo về kết quả giải quyết đơn lại thể hiện: “Căn cứ các tài liệu đã thu thập, xác minh kết luận: Không có căn cứ chứng minh Tổng giám đốc Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam (TMV) và những người liên quan phạm tội xâm phạm bí mật an toàn thư tín và vu khống”.

    Như vậy, có thể thấy rằng khi giải quyết Kiến nghị khởi tố vụ án của tôi, Cơ quan CSĐT đã cùng một lúc đưa ra ba kết luận khác nhau là: (i) không có dấu hiệu của tội phạm; (ii) hành vi không cấu thành tội phạm; và (iii) không có căn cứ chứng minh tội phạm.

    Không những không nhất quán trong quan điểm về vụ việc mà còn có thể thấy Thông báo về kết quả giải quyết đơn đã làm thay vai trò của Bản kết luận điều tra khi đưa ra kết luận về căn cứ chứng minh tội phạm. Bởi lẽ chỉ đến khi kết thúc điều tra thì cơ quan điều tra mới có thể ra kết luận có đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can hay không (Điều 163, 164 BLTTHS).

    Theo tinh thần của Thông báo về kết quả giải quyết đơn thì chỉ khi có đủ căn cứ chứng minh Tổng giám đốc Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam (TMV) và những người liên quan phạm tội xâm phạm bí mật an toàn thư tín và vu khống thì Cơ quan điều tra mới khởi tố vụ án, điều này vi phạm quy định tại Điều 104 BLTTHS về căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Ngoài ra, không rõ theo tinh thần của Thông báo về kết quả giải quyết đơn thì như thế nào, hoặc cần thêm tài liệu, chứng cứ về vấn đề gì nữa mới được cho là đủ căn cứ chứng minh Tổng giám đốc Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam (TMV) và những người liên quan phạm tội xâm phạm bí mật an toàn thư tín và vu khống?

    Chính sự không nhất quán, không rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn nêu trên, cộng thêm với thời gian 2 tháng 9 ngày (kể từ ngày gửi đơn đến ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết đơn) chỉ để đưa ra kết luận “không có dấu hiệu của tội phạm” đã khiến tôi không khỏi nghi ngờ về sự vô tư, khách quan của người được giao nhiệm vụ giải quyết Kiến nghị khởi tố vụ án do tôi gửi.”

    Theo luật sư Phạm Văn Phất, Trưởng Văn phòng Luật An Phát Phạm (Hà Nội) có tham gia hỗ trợ pháp lý cho KS Lê Văn Tạch, lãnh đạo TMV đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, có hành vi trái pháp luật “xâm phạm bí mật thư tín” cá nhân của Kỹ sư Tạch theo điều 38 Bộ Luật Dân sự.

    Văn Thanh
     

    Cập nhật bởi Chubathong ngày 08/12/2011 02:09:57 CH Cập nhật bởi Chubathong ngày 08/12/2011 01:57:35 CH Cập nhật bởi Chubathong ngày 08/12/2011 01:56:53 CH Cập nhật bởi Chubathong ngày 08/12/2011 01:51:17 CH Cập nhật bởi Chubathong ngày 08/12/2011 12:01:20 CH
     
    8672 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #153702   08/12/2011

    Chubathong
    Chubathong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 0 lần


    Có dấu hiệu của tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, thế nếu không có dấu hiệu của tội phạm thì Cơ quan điều tra có ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự không? Rất mong các bạn đóng góp ý kiến.
     
    Báo quản trị |  
  • #154596   12/12/2011

    richer266
    richer266
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2009
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 2601
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 81 lần


    Mình sợ giống như thầy Giáo Đỗ Việt KHoa, ì ạch mãi............ mới ổn định..
     
    Báo quản trị |  
  • #155047   14/12/2011

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần


    Anh bạn này có vẻ hơi quá đà.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #155117   14/12/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chỉ qua bài báo thì không hiệu rõ nội dung sự việc như thế nào nên không dám lạm bàn về quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra là đúng hay sai.

    Nhưng xem ra thì anh bạn kỹ sư này hơi quá đà như #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df;">LS_NguyenAnBinh nói, và cả thích bắt bẻ nữa.

    "Không có dấu hiệu của tội phạm", "Không có căn cứ chứng minh tội phạm" đâu có phải là những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 107 BLTTHS. Nó đơn giản chỉ là những thuật ngữ mà các cơ quan tiến hành tố tụng thường sử dụng khi đánh giá một hành vi vi phạm pháp luật có đủ yếu tố để cấu thành tội phạm hay không mà thôi. Khi xem xét một hành vi nào đó bị cho là hành vi phạm tội, nhưng xét thấy nó không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan điều tra sử dụng những thuật ngữ này và từ đó dẫn đến kết luận là "Hành vi không cấu thành tội phạm", đây mới chính là căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 107 BLTTHS được sử dụng để là căn cứ ra quyết định không khởi tố. Còn việc cơ quan điều tra sử dụng các thuật ngữ "Không có dấu hiệu của tội phạm" và "Không có căn cứ chứng minh tội phạm" trong các thông báo có sai phạm gì đâu.


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (14/12/2011)
  • #155172   14/12/2011

    nghesicaydan
    nghesicaydan

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2011
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Mình không đồng ý với ý kiến của bạn BachThanhDC
    Không có dấu hiệu của tội phạm khác với hành vi không cấu thành tội phạm. Việc cơ quan điều tra sử dụng thuật ngữ như vậy là chưa chính xác. Theo BLTTHS thì khi có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự; khi có cắc căn cứ tại điều 107 thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong  căn cứ của quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ nào là " không có dấu hiệu của tội phạm". Như vậy, cơ quan điều tra sử dụng không chuẩn thuật ngữ, chưa làm rõ được khái niệm Dấu hiệu cua tội phạm với Hành vi không cấu thành tội phạm
    Cập nhật bởi nghesicaydan ngày 14/12/2011 03:21:46 CH

    Tư Vấn Pháp Luật Miễn Phí - Niềm Tin Pháp Lý Email: tuvanluat123@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #155219   14/12/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df;">nghesicaydan!

    Dâu hiệu của tội phạm tồn tại dưới nhiều dạng, trong đó hành vi cũng là một dạng chứa đựng dấu hiệu của tội phạm. Nếu hành vi không chứa đựng dấu hiệu của tội phạm thì hành vi đó không cấu thành tội phạm chứ bạn. 

    Vả lại tôi cũng có nói khong có dấu hiệu của tội phạm là căn cứ thuộc điều 107 BLTTHS đâu. Và cơ quan điều tra cũng đâu có sử dụng thuật ngữ này trong quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

    Nhưng vấn đề quan trọng là ở chỗ, có thể quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra là sai. Và nếu cho rằng là sai thì kỹ sư này nên đưa ra các căn cứ pháp luật để chứng minh là nó sai. Chứ bắt bẻ mấy câu chữ này đâu có tác dụng chứng minh cái sai của cơ quan điều tra.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #155401   15/12/2011

    nghesicaydan
    nghesicaydan

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2011
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Chào bạn Bachthanh DC

    Thứ nhất, trong quyết định không khỏi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra có nêu nội dung " không có dấu hiệu của tội phạm" Và nội dung " Hành vi không cấu thành tội phạm. Bạn cần đọc lại bài báo.

    Thứ hai, Dấu hiệu tội phạm khác với Hành vi không cấu thành tội phạm. Ví dụ trong một vụ án, khi có tin báo, Cơ quan điều tra đến hiện trường vụ án thây một xác chết, trên xác chết có nhiều vết chém, khi đó cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự. Như vậy, khi có xác chết, trên xác chết có nhiều vết chém thì đó là dấu hiệu để khởi tố vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện người thực hiện hành vi chưa đủ 14 tuổi. Trong trường hợp này có hành vi phạm tội nhưng người thực hiện tội phạm chưa đủ tuổi nên hành vi đó không cấu thành tội phạm. Như vậy, trong trường hợp này Hành vi không cấu thành tội phạm, nhưng vẫn chứa đựng dấu hiệu của tội phạm đấy chứ .

    Thứ ba, việc cơ quan điều tra sử dụng thuật ngữ chưa chuẩn. Lúc thì Hành vi không cấu thành tội phạm, lúc thì không có căn cứ để chứng minh ông tổng giám đốc phạm tội, lúc thì không có dấu hiệu của tội phạm. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì cần gì phải ra quyết định Không khởi tố vụ án hình sự; Phải khởi tố vụ án để điều tra vụ án  thì mới xác định được là  Không có căn để chứng minh hành vi phạm tội của ông tổng giám đốc TMV chứ. Nói chung là  cơ quan điều tra nhập nhằng khái niệm.
    Cập nhật bởi nghesicaydan ngày 15/12/2011 10:14:02 SA Cập nhật bởi nghesicaydan ngày 15/12/2011 10:11:28 SA

    Tư Vấn Pháp Luật Miễn Phí - Niềm Tin Pháp Lý Email: tuvanluat123@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #155601   16/12/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần



    Chào nghesicaydan!

    Cảm ơn bạn đã trao đổi. Tôi thừa nhận là đã không đọc kỹ bài báo nên cứ nghĩ là thuật ngữ "không có dấu hiệu của tội phạm" chỉ được cơ quan điều tra sử dụng trong các thông báo chứ không sử dụng trong quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Như vậy là cơ quan điều tra đã sử dụng sai thuật ngữ dùng làm căn cứ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, nhưng theo tôi đó không phải là cốt lõi của vấn đề.

    Còn bạn cho rằng "dấu hiệu của tội phạm" khác với "hành vi không cấu thành tội phạm" thì tội không đồng ý với bạn. Xin trích dẫn thuật ngữ dấu hiệu của tội tội tại Từ điển giải thích thuật ngữ luật học để bạn tham khảo:

    "Dấu hiệu của tội phạm là dấu hiệu (đặc điểm) chung cho tất cả những hành vi bị coi là tội phạm.
    Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi bị coi là tội phạm phải có 4 dấu hiệu là:
    - Nguy hiểm cho xã hội.
    - Có lỗi.
    - Trái pháp luật hình sự.
    - Phải chịu hình phạt.
    Trong bốn dấu hiệu trên, dấu hiệu thứ nhất và dấu hiệu thứ hai (là dấu hiệu nội dung) quy định dấu hiệu thứ ba (là dấu hiệu về hình thức pháp lý) và dấu hiệu thứ tư (là dấu hiệu hậu quả pháp lý).
    Nguy hiểm cho xã hội có nghĩa hành vi phải gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và người thực hiện hành vi gây ra thiệt hại đó phải có lỗi. Như vậy, tính nguy hiểm cho xã hội bao hàm tính gây thiệt hại về khách quan và tính có lỗi thuộc về chủ quan của tội phạm. Để nhấn mạnh nguyên tắc có lỗi trong luật hình sự, tính có lỗi được tách ra thành một dấu hiệu riêng của tội phạm.
    Hành vi có nguy hiểm đáng kể hay không và ở mức độ nào là hoàn toàn có tính khách quan vì điều đó phụ thuộc vào các yếu tố có tính khách quan như tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại, tính chất và mức độ hậu quả, tính chất và mức độ lỗi, tính chất của động cơ, mục đích, tính chất của thủ đoạn, phương tiện phạm tội hoặc các đặ điểm về nhân thân...
    Hành vi gây thiệt hại bị coi là co lỗi nếu chủ thể đã lựa chọn, quyết định thực hiện hành vi đó khi có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự khác không có hại cho xã hội. Luật hình sự đòi hỏi tội phạm phải có dấu hiệu này là nhằm đảm bảo mục đích giáo dục, cải tạo của trách nhiệm hình sự. Mục đích này chỉ có thể có khả năng đạt được khi áp dụng trách nhiệm hình sự cho người có lỗi.
    Dấu hiệu trái pháp luật hình sự đòi hỏi hành vi bị coi là tội phạm phải được quy định trong luật hình sự và như vậy cũng có nghĩa cấm áp dụng nguyên tắc tương tự.
    Hành vi đã thỏa mãn ba dấu hiệu thi sẽ có dấu hiệu thứ tư - bị đe dọa phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Đây là thuộc tính bên ngoài, khác với ba dấu hiệu trên là thuộc tính bên trong của tội phạm"
    .


    Và tôi cũng đưa ra cho bạn một ví dụ:
    Một người có đầy đủ năng lực TNHS, thực hiện hành vi trộm cắp một con gà trị giá 200k.
    Vậy hành vi của anh ta có nguy hiểm cho xã hội không? Có, nhưng không đáng kể.
    Anh ta có lỗi không? Có, và là lỗi cố ý.
    Hành vi của anh ta có trái pháp luật hình sự không? Không.
    Anh ta có phải chịu hình phạt không? Không.

    Vậy thì hành vi của anh ta không chứa đựng dấu hiệu của tội phạm, cũng không cấu thành tội phạm.

    Đó là những vấn đề về mặt lý luận. Còn quay trở lại với trường hợp cụ thể trong topic này, theo bạn cần phải khởi tố vụ án để điều tra thi mới xác định được là không có căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của ông tổng giám đốc? Tại sao lại phải như vậy chứ, trong khi khoản 2 Điều 103 BLTTHS quy định: "... Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự". Và khoản 1 Điều 104 BLTTHS quy định: "Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự". Như vậy là chỉ cần thông qua công tác xác minh, kiểm tra thì cơ quan điều tra đã có thể đánh giá được một hành vi bị tố giác là tội phạm thực sự có dấu hiệu của tội phạm hay không và có được ra quyết định khởi tố vụ án hay không. Vậy thì tại sao lại phải ra quyết định khởi tố vụ án mới có thể chứng minh được hành vi đó có phải là hành vi phạm tội hay không.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #155512   15/12/2011

    luonglawyer
    luonglawyer
    Top 500
    Male
    Cao Đẳng

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2007
    Tổng số bài viết (323)
    Số điểm: 31058
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    các bác làm ơ VPLS nhiều mà đọc Đơn khiếu nại của anh chàng kỹ sư này mà không thấy rằng đây chính là Đơn khiếu nại do VPLS tư vấn và có thể là soạn thảo sẵn để cho anh chàng kỹ sư này ký vào và gửi đi khiếu nại ah. Đọc Đơn này là tôi nhận thấy rõ vai trò và "bài" của Luật sư trong đó rồi. Nhưng có lẽ anh chàng này đúng là đã đi chệch đường ray rồi, làm sao cứ phải cố bấu víu vào một sự việc khó mà khởi tố được (bởi rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan) làm gì cho mệt.

    --------------------------

    Luật sư Lê Ngọc Lương

    Điện thoại: 090.2112.383

    Email: luonglawyer@gmail.com

    * Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai - BĐS, Dân sự, Lao động, Hành chính, Hôn nhân - Gia đình;

    * Soạn thảo, thẩm định, kiểm tra tính pháp lý của Hợp đồng, Quy chế, Văn bản thỏa thuận....

    * Đại diện ngoài tố tụng theo yêu cầu khách hàng.

    * Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #155602   16/12/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    luonglawyer viết:
    các bác làm ơ VPLS nhiều mà đọc Đơn khiếu nại của anh chàng kỹ sư này mà không thấy rằng đây chính là Đơn khiếu nại do VPLS tư vấn và có thể là soạn thảo sẵn để cho anh chàng kỹ sư này ký vào và gửi đi khiếu nại ah. Đọc Đơn này là tôi nhận thấy rõ vai trò và "bài" của Luật sư trong đó rồi. Nhưng có lẽ anh chàng này đúng là đã đi chệch đường ray rồi, làm sao cứ phải cố bấu víu vào một sự việc khó mà khởi tố được (bởi rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan) làm gì cho mệt.


    Có chứ bạn. Bất cứ một thành viên nào đọc bài báo cũng có thể phán đoán được điều bạn đang nói. Nhưng với mục đích trao đổi, thảo luận trên diễn đàn thì việc nói ra điều đó có ý nghĩa gì đâu.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #158106   29/12/2011

    johncompany
    johncompany

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quan điểm thôi mà. với ví dụ của bạn câu hỏi đặt ra là : anh ta có vi phạm pháp luật không? câu trả lời là có, anh ta có phải chịu hình phạt không ? câu trả lời là có. có điều là hành vi vi phạm đó chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. vậy thôi
     
    Báo quản trị |  
  • #158109   29/12/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    johncompany viết:
    Quan điểm thôi mà. với ví dụ của bạn câu hỏi đặt ra là : anh ta có vi phạm pháp luật không? câu trả lời là có, anh ta có phải chịu hình phạt không ? câu trả lời là có. có điều là hành vi vi phạm đó chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. vậy thôi


    Quan điểm của tôi lại khác bạn về cái ví dụ trên. Đúng là anh ta có vi phạm pháp luật, nhưng không phải là vi phạm pháp luật hình sự nên anh ta không phải chịu hình phạt.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |