Kỹ năng nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại dành cho Thư ký Tòa án

Chủ đề   RSS   
  • #492131 19/05/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Kỹ năng nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại dành cho Thư ký Tòa án

    Nhận đơn khởi kiện

    Thông thường các tranh chấp về kinh doanh, thương mại là tranh chấp giữa các bên chủ thể mà trong đó thường có ít nhất một bên là tổ chức có đăng ký kinh doanh (ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân…) nên khi tiếp nhận đơn khởi kiện của họ, Thư ký Tòa án thường phải kiểm tra tài liệu gửi kèm theo đơn của đương sự có đầy đủ hồ sơ pháp nhân hay không. Hồ sơ pháp nhân bao gồm:

    -Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có đăng ký thay đổi nhiều lần thì phải yêu cầu đương sự cung cấp đầy đủ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tất cả những lần thay đổi);

    - Điều lệ hoạt động của pháp nhân;

    - Nếu các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện thì phải yêu cầu cung cấp Giấy phép kinh doanh.

    Do phần lớn các tranh chấp kinh doanh, thương mại là tranh chấp về hợp đồng (ví dụ hợp đồng mua bán, hợp đồng xây dựng, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng thuê…), nên Thư ký Tòa án phải kiểm tra và yêu cầu đương sự giao nộp Hợp đồng, các Phụ lục hợp đồng, các hóa đơn chứng từ (phiếu xuất, nhập, thu, chi) các biên bản đối chiếu. xác nhận công nợ, các biên bản làm việc… (nếu có).

    Đối với đơn khởi kiện của Công ty ở nước ngoài thì phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 474 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS)

                                 

    Xử lý đơn khởi kiện

    Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thư ký Tòa án có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất trình lãnh đạo phụ trách quyết định hướng xử lý đơn (thụ lý đơn, chuyển đơn, hoặc trả lại đơn khởi kiện). Vì vậy, đòi hỏi Thư ký Tòa án phải:

    -Nắm vững những tranh chấp và những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án được quy định tại Điều 30, Điều 31 BLTTDS.

    - Nắm vừng quy định về thẩm quyền của Tòa án các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại (Điều 35, Điều 37 BLTTDS).

    - Nắm vững các quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.

    Lưu ý:

    -         Trong các vụ án về tranh chấp giữ công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay công ty hợp danh thì đều được xác định là tranh chấp thuộc loại việc được quy định tại khoản 4 Điều 30 BLTTDS.

    -         Đối với các tranh chấp về việc chuyển nhượng vốn góp giữa thành viên công ty với người không phải thành viên công ty cũng cần phải xác định đây là tranh chấp theo quy định tại khoản 4 Điều 30 BLTTDS.

    -         Đối với các tranh chấp phát sinh từ việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của một số loại hình tổ chức không được quy định trong Luật doanh nghiệp (như Trường dạy nghề, Trường dân lập, Trường tư thục, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán,…) thì cần xác định đây cũng là tranh chấp thuộc loại việc được quy định tại khoản 4 Điều 30 BLTTDS. 

    Hi vọng, bài viết đã đúc kết được một số kĩ năng cần thiết liên quan tới tranh chấp kinh doanh, thương mại. Mong được sự đóng góp từ mọi người. 

     
    5666 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận