Kỹ năng nghiên cứu tính pháp lý của hợp đồng khi có tranh chấp

Chủ đề   RSS   
  • #533229 20/11/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Kỹ năng nghiên cứu tính pháp lý của hợp đồng khi có tranh chấp

    Kỹ năng nghiên cứu tính pháp lý của hợp đồng khi có tranh chấp

    Tham khảo:

    >>> HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

    >>> Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

    >>> Tài liệu kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án Dân sự

    Ngày nay, các tranh chấp về giao kết hợp đồng diễn ra khá phổ biến, như: Tranh chấp về hợp đồng ủy thác; Hợp đồng cho thuê hàng hóa; Hợp đồng vận tải;...vậy trong quá trình nghiên cứu lại các hợp đồng tranh chấp này nên bắt đầu từ đâu? nghiên cứu như thế nào? để tìm những cơ sở có lợi cho mình thì mời các bạn cũng tham khảo bài viết được mình tổng hợp và nêu ra dưới đây như sau:

    Thứ nhất: Kiểm tra hợp đồng đã giao kết có hiệu lực pháp luật không?

    Để xác định hợp đồng có hiệu lực pháp luật hay không cần căn cứ các điều luật được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    - Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự;

    - Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu;

    - Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

    - Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;

    - Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

    - Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

    - Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức;

    - Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

    Ngoài những căn cứ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu có thể tìm kiếm thêm các văn bản điều chỉnh khác liên quan đến hợp đồng để xem xét thêm các dấu hiệu khác có thể làm vô hiệu hợp đồng.

    Ví dụ: Đối với hợp đồng kinh doanh bảo hiểm -> xem thêm tại Luật kinh doanh bảo hiểm có điều khoản nào liên quan dẫn đến vô hiệu hợp đồng không; Hợp đồng vận tải;…..

    Thêm đó, cần nghiên cứu về tư cách chủ thể ký kết hợp đồng, mục đích và nội dung của hợp đồng có vi phạm điều cấm của pháp luật không? người ký hợp đồng có tự nguyện không? quan hệ hợp đồng có được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hay không ? (Lưu ý: đây là điểm hết sức quan trọng bởi trong hoạt động kinh doanh trường hợp các bên xác lập các giao dịch giả tảo nhằm lách luật để hưởng lợi xảy ra không ít), có bị nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng hay đối tượng ký kết không, khi xác lập quan hệ hợp đồng các bên có bị lừa đối, de doạ không…

    Mặt khác, xem kĩ có vi phạm hình thức lập hợp đồng hay không? như: hợp đồng có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không;…

    Vì để bảo vệ quyền lợi của khách hàng (tức người mình bảo vệ của một trong hai bên thực hiện giao kết) được thực hiện tới tới đâu thì phụ thuộc vào hợp đồng giao kết có hiệu lực hay không? vô hiệu toàn phần? một phần hay như thế nào? Vì tòa án sẽ giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu chứ không xem xét đến các yêu cầu cụ thể của các bên.

    Thứ hai: Đọc kĩ, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định như thế nào?

    Sau khi xác định được giao kết hợp đồng có hiệu lực hay không, thì đi sâu vào nghiên cứu các điều khoản do hai bên thỏa thuận. Vì ngoài các quy định của pháp luật, thì thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng cũng được căn cứ để giải quyết khi xảy ra tranh chấp.

    Xem thử có điều khoản hai bên thỏa thuận có phù hợp với quy định pháp luật không, điều khoản nào có lợi và điều khoản nào bất lợi, liệu có điều khoản nào ràng buộc trách nhiệm của từng bên hay không? hay những điều khoản nào còn lỏng lẻo, chưa rõ ràng trong hợp đồng để xác định có lợi hay có hại trong quá trình giải quyết...

    Thứ ba: Hợp đồng có quy định thêm các chế tài khi vi phạm hợp đồng không?

    Theo đó, các điều khoản do hai bên thỏa thuận về phạt vi phạm cũng hết sức quan trọng. Cần xem các điều khoản đó có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? các căn cứ xử phạt đó có hợp lý không và sự nỗ lực khác phục thiệt hại của hai bên được thực hiện như thế nào?...

    Ví dụ: như trong hợp đồng mua bán hàng hóa có điều khoản về “nếu bên A vi phạm nghĩa vụ giao hàng thì mức bồi thường thiệt hại là 10%”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 301, Luật thương mại 2005 quy định mức phạt bồi thường do hai bên thỏa thuận, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng. Do đó, trong trường hợp hợp đồng quy định chế tài là 10% là vi phạm quy định.

    Thứ tư: Quá trình thực hiện hợp đồng của hai bên như thế nào? có điều gì bất thường hay không?

    Dựa vào dữ liệu liên quan, hồ sơ vụ việc, lời khai của người bị hại,...để xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng thì ai là người vi phạm hợp đồng; Mức độ vi phạm như thế nào; Nguyên nhân dẫn đến vi phạm là từ đâu; Thiện chí thực hiện hợp đồng của các bên thể hiện như thế nào;..

    Lưu ý:

    - Khi nghiên cứu về hợp đồng không nên quá cứng nhắc về việc chỉ xem xét các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng, mà cần xem xét trong quá trình thực hiện hợp đồng có việc trao đổi, thương lượng lại giữa các bên về việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan hay không? Theo đó, việc trao đổi, thương lượng đó được coi như là những thoả thuận mới, khi đó thoả thuận cũ của hợp đồng không còn hiệu lực.

    - Việc nghiên cứu hồ sơ sẽ hết sức phiến diện nếu chỉ nghiên cứu nội dung ghi nhận trong hợp đồng, mà cũng nên nghiên cứu thêm các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng như: Hồ sơ pháp nhân; Giấy uỷ quyền; Công văn trao đổi; Hoá đơn chứng từ, biên bản giao nhận…và kiểm tra các tài liệu để xác định tư cách chủ thể ký kết hợp đồng có đúng luật không, như: giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm; biên bản bầu chức danh giám đốc, giấy uỷ quyền ký kết hợp đồng…

    Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về việc nghiên cứu tính pháp lý của hợp đồng khi có tranh chấp trong giao dịch dân sự. Mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu bạn nào có thêm kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, có ý bổ sung cùng để lại bình luận để cùng tham khảo nhé.

     
    8907 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    nguyentrucanh (06/05/2020) achinguyen (22/11/2019) GHLAW (20/11/2019) ThanhLongLS (20/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận