Ký hợp đồng lao động với chuyên viên của công ty mẹ ở nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #513272 31/01/2019

    Ký hợp đồng lao động với chuyên viên của công ty mẹ ở nước ngoài

    Hiện trong quá trình làm việc mình gặp vấn đề thắc mắc sau: Công ty A là Công ty liên doanh giữa cty Nhật Bản và cty VN. Do đó công ty tại Nhật có cử chuyên viên sang làm việc tại A. Trường hợp này giữa công ty mẹ ở Nhật và  A có ký hợp đồng về việc cử nhân viên sang (cho từng trường hợp cụ thể, thời gian làm việc, mức lương thưởng, phụ cấp…). Vậy cho mình hỏi A có cần phải ký hợp đồng lao động với các chuyên viên được cử sang theo luật lao động Việt Nam hay không?

     

     

     
    3341 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513277   31/01/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Về trường hợp của bạn trước tiên phải xác định việc thỏa thuận sử dụng người lao động này giữa công ty bạn và công ty bên phía Nhật Bản như thế nào. Sẽ có hai trường hợp xảy ra:

    - Trường hợp đơn vị bạn trực tiếp chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động đó thì bạn phải ký hợp đồng lao động để đơn vị được ghi nhận phần chi phí hợp lý dùng để chi trả cho người lao động này theo quy định tại Điều 18 Bộ Luật lao động 2012:

    Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

    1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

    Việc đưa vào chi phí hợp lý thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

    - Trường hợp đơn vị không chi trả cho người lao động thì đơn vị không bắt buộc phải ký Hợp đồng lao động. Người lao động có thể được xem là sang làm việc theo diện di chuyển nội bộ doanh nghiệp từ công ty Nhật Bản sang công ty bạn. Kéo theo không nhất thiết phải ký lại Hợp đồng lao động mà có thể tiếp tục áp dụng quan hệ lao động giữa người lao động đó với công ty phía Nhật Bản. Khái niệm di chuyển nội bộ được nêu tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP:

    Điều 3. Người lao động nước ngoài là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật

    1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

    Hiện diện thương mại quy định tại khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 35/2016/TT-BCT:

    Điều 2. Hiện diện thương mại 

    Hiện diện thương mại quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP) bao gồm các hình thức: 

    a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; 

    b) Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; 

    c) Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    Quan điểm của mình về vấn đề của bạn như trên. Nếu trong quá trình thực hiện, có khó khăn gì mà không rõ ràng thì đơn vị có thể liên hệ cơ quan lao động quản lý để có thể được giải đáp chính xác.

     
    Báo quản trị |