Kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả bị xử lý như nào?

Chủ đề   RSS   
  • #588199 26/07/2022

    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả bị xử lý như nào?

       Từ xưa đến nay nhu cầu làm đẹp vốn là một nhu cầu không thể thiếu đối với không chỉ nữ giới, mà còn cả nam giới. Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều thương hiệu mỹ phẩm liên tục ra đời với nhiều  dòng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp với hiệu quả cao. Tuy nhiên, đâu đó vẫn tồn tại những người lợi dụng nhu cầu đó để trục lợi bất hợp pháp bằng cách kinh doanh những mặt hàng không rõ nguồn gốc hoặc hàng giả hàng nhái để bán cho người tiêu dùng.

       Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc là những loại mỹ phẩm không nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ, có thể có hoặc không có giấy phép của Bộ Y tế (những trường hợp có đa phần là làm giả) được bán ra nhằm mục đích thu lợi bất chính.

       Hành vi buôn bán hàng giả là mỹ phẩm và không rõ nguồn gốc được quy định tại Điều 9  Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

    “Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng

    1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

    a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

    b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

    c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

    d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

    đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;

    c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.”

       Đối với trường hợp vận chuyển, mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, pháp luật quy định hình thức xử phạt từ 1.000.000  đồng đến 70.000.000 đồng. Để chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong trường hợp này, khi nhập hàng, người vận chuyển phải xuất trình hóa đơn thanh toán, bằng chứng giao dịch và xuất trình hóa đơn thanh toán khi mua hàng hóa cho cơ quan quản lý thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

       Ngoài ra hành vi kinh doanh, vận chuyển, buôn bán, sử dụng... hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ hàng vi phạm đó. Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

     
    817 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantrungnghia99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/07/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #588202   26/07/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả bị xử lý như nào?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Tuy nhiên, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính thì cá nhân kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, còn bị xử lý hình sự, cụ thể được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, theo đó:

    11. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    g) Làm chết người;

    h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    l) Buôn bán qua biên giới;

    m) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

    c) Làm chết 02 người trở lên;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

    đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/07/2022)
  • #588216   26/07/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (431)
    Số điểm: 3280
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả bị xử lý như nào?

    Bài viết của tác giả rất bổ ích cho mình và người đọc. Bởi lẽ hiện tại, có rất nhiều cá nhân kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và chất lượng. Gây ra những hậu quả khó lường cho người dùng. Mong rằng sau này bạn sẽ chía sẻ thêm nhiều bài viết hay và hữu ịch hơn nữa nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #588528   28/07/2022

    Kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả bị xử lý như nào?

    Cám ơn bài viết hữu ích của bạn! Hiện nay, nhiều chủ cơ sở kinh doanh mua trôi nổi trên thị trường toàn bộ số hàng hóa để bán kiếm lời thông qua nền tảng Facebook nên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và tính hợp pháp của hàng hoá. Cơ quan chức năng cần rà soát chặt chẽ để kiểm soát được tình trạng mua bán hàng hoá không rõ nguồn gốc.

     
    Báo quản trị |  
  • #598317   31/01/2023

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả bị xử lý như nào?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Với thời đại hiện nay nhu cầu làm đẹp của mọi người tăng cao nhưng không phải ai cũng có đủ kinh tế để sử dụng những loại mỹ phẩm tốt hay là có tiếng. Những mỹ phẩm thuộc hàng rẻ thì lại bị nhái tràn làn trên thị trường, người tiêu dùng không thể phân biệt được hết nên nhiều khi có thể bị mua nhầm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc là hàng giả. Mà cũng bởi vì vậy nên có người bị hư da, "tiền mất tật mang" nên người kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

     
    Báo quản trị |