1. Phạm vi
- Công chứng viên (CCV) là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp (BTP) bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
- Tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC):
+ Phòng Công chứng, do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập;
+ Văn phòng công chứng (VPCC).
2. Công chứng viên
2.1. Đào tạo
|
Khóa đào tạo
|
Khóa bồi dưỡng
|
Đối tượng
|
Người có bằng cử nhân luật
|
- Người đã làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
- Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
- Thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
|
Nơi đào tạo
|
Học viện Tư pháp
|
Thời gian
|
12 tháng
|
3 tháng
|
Kết quả
|
GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng
|
GCN hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng
|
Thủ tục
|
- Tên thủ tục: công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài;
- Đối tượng: Có văn bằng đào tạo nghề công chứng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phù hợp với pháp luật nước ngoài.
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị;
+ Bản dịch có công chứng hoặc chứng thực văn bằng đào tạo nghề công chứng.
- Cơ quan có thẩm quyền: BTP;
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày;
- Kết quả:
+ Quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài;
+ Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do.
|
- Tên thủ tục: Đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
- Đối tượng: Người được miễn đào tạo nghề công chứng;
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đăng ký tham gia;
+ Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Cơ quan có thẩm quyền: Học viện Tư pháp
- Thời hạn giải quyết: chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng;
- Kết quả:
+ Danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa bồi dưỡng;
+ Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do.
|
2.2. Tập sự
2.2.1. Các thủ tục
|
Đăng ký
|
Thay đổi nơi tập sự
|
Tạm ngừng
|
Chấm dứt
|
Điều kiện
|
- Người có GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc GCN bồi dưỡng nghề công chứng
- Không thuộc các trường hợp sau:
+ Là người không được bổ nhiệm CCV;
+ Đang là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại Phòng công chứng), sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
- Thời gian tập sự: (tính từ ngày đăng ký tập sự; thời gian tập sự tại mỗi TCHNCC ít nhất là 03 tháng.)
+ 12 tháng đối với người có GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng
+ 06 tháng đối với người có GCN bồi dưỡng nghề công chứng.
- CCV hướng dẫn tập sự:
+ Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng.
+ Sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
+ Tại cùng một thời điểm, một CCV không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.
|
- TCHNCC nhận tập sự tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi, giải thể;
- TCHNCC nhận tập sự không còn đủ các điều kiện nhận tập sự
- CCV hướng dẫn tập sự chết, vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự hoặc CCV hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ trách nhiệm và TCHNCC không có CCV khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự
|
Có lý do chính đáng
|
Người tập sự:
1. Tự chấm dứt tập sự;
2. Được tuyển dụng là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại Phòng công chứng), sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
3. Không còn thường trú tại Việt Nam;
4. Bị kết án và bản án đã có hiệu lực;
5. Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
6. Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự mà không tiếp tục tập sự;
7. Bị xóa tên khỏi Danh sách Người tập sự của Sở Tư pháp do vi phạm quy định, đã được TCHNCC nhận tập sự nhắc nhở, yêu cầu sửa chữa mà vẫn tiếp tục vi phạm;
8. Thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại thời điểm đăng ký tập sự.
|
Chủ thể thực hiện
|
Người yêu cầu tập sự
|
Người tập sự
|
TCHNCC nhận tập sự
|
Hồ sơ
|
-Giấy đăng ký tập sự;
- GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc GCN hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu).
|
Giấy đề nghị thay đổi nơi tập sự
|
VB thông báo
|
VB báo cáo
|
Quy trình
thực hiện thủ tục
|
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi tên người đăng ký tập sự vào Danh sách người tập sự hành nghề công chứng của Sở Tư pháp, đồng thời thông báo bằng VB cho người đăng ký tập sự và TCHNCC nhận tập sự; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.
|
- Người tập sự thay đổi nơi tập sự sang TCHNCC khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự
+ Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp:
o Thông báo bằng VB cho Người tập sự, TCHNCC nhận tập sự và TCHNCC mà Người tập sự xin chuyển đến
+ Từ chối thì phải thông báo bằng VB có nêu rõ lý do.
- Người tập sự thay đổi nơi tập sự sang TCHNCC tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác:
+ Gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.
+ Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp:
o Thông báo bằng VB cho TCHNCC nhận tập sự và Người tập sự về việc rút tên Người tập sự khỏi Danh sách người tập sự của Sở Tư pháp, đồng thời xác nhận thời gian tập sự, nơi tập sự và số lần tạm ngừng tập sự (nếu có) của Người tập sự tại địa phương mình;
+ Từ chối thì phải thông báo bằng VB có nêu rõ lý do.
Hồ sơ đăng ký tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi có TCHNCC mà người tập sự chuyển đến phải kèm theo thông báo bằng VB của Sở Tư pháp nơi Người tập sự đã đăng ký tập sự trước đó.
|
Người tập sự phải thông báo bằng VB với TCHNCC nơi mình đang tập sự chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng tập sự.
TCHNCC nhận tập sự thông báo bằng VB cho Sở Tư pháp chậm nhất là 05 ngày sau ngày Người tập sự tạm ngừng tập sự.
|
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Người tập sự chấm dứt tập sự trong các trường hợp quy định tại các trường hợp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 8, TCHNCC nhận tập sự phải báo cáo Sở Tư pháp bằng VB. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của TCHNCC, Sở Tư pháp ra quyết định chấm dứt tập sự, đồng thời xóa tên Người tập sự khỏi Danh sách người tập sự của Sở Tư pháp.
|
2.2.2. Trong quá trình tập sự
a) Từ chối hướng dẫn tập sự
- Điều kiện: CCV được phân công hướng dẫn tập sự không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự hoặc có lý do chính đáng khác.
- Quy trình:
+ CCV từ chối hướng dẫn tập sự thông báo bằng VB cho TCHNCC nhận tập sự
+ TCHNCC nhận tập sự:
o Phân công một CCV khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự
o Nếu không có CCV khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự thì phải thông báo bằng VB cho Sở Tư pháp.
+ Sở Tư pháp:
o Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của TCHNCC nhận tập sự;
o Chỉ định một TCHNCC khác nhận tập sự và cử CCV hướng dẫn tập sự.
b) Thay đổi CCV hướng dẫn tập sự
- Điều kiện:
+ CCV hướng dẫn tập sự chết, vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự;
+ CCV hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm sau:
o Hướng dẫn Người tập sự các nội dung tập sự;
o Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc của Người tập sự do mình phân công.
o Nhận xét về quá trình tập sự hành nghề công chứng của Người tập sự
- Quy trình:
+ Người tập sự đề nghị thay đổi CCV hướng dẫn tập sự;
+ TCHNCC nhận tập sự:
o Phân công một CCV khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự
o Nếu không có CCV khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự thì phải có VB thông báo gửi Sở Tư pháp.
+ Sở Tư pháp:
o Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của TCHNCC nhận tập sự;
o Chỉ định một TCHNCC khác nhận tập sự và cử CCV hướng dẫn tập sự.
+ Trong trường hợp TCHNCC nhận tập sự tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc bị chuyển đổi, giải thể:
o Người tập sự
> Thỏa thuận với một TCHNCC khác để tập sự;
> Nếu không thỏa thuận được thì đề nghị Sở Tư pháp chỉ định một TCHNCC để tập sự.
o Sở Tư pháp:
> Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của TCHNCC nhận tập sự;
> Chỉ định một TCHNCC khác nhận tập sự và cử CCV hướng dẫn tập sự.
c) Báo cáo
- TCHNCC có nhận tập sự phải báo cáo bằng VB cho Sở Tư pháp về việc nhận và hướng dẫn tập sự tại tổ chức mình theo định kỳ hàng năm.
- Người tập sự:
+ Thời hạn thực hiện: Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian tập sự
+ Nơi nhận: Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự
+ Thành phần tài liệu gửi đi: Báo cáo kết quả tập sự, có nhận xét của CCV hướng dẫn tập sự và xác nhận bằng VB của TCHNCC nhận tập sự..
+ Kết quả:
o Người tập sự nộp Báo cáo kết quả tập sự và đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự thì Sở Tư pháp thực hiện đăng ký tham dự kiểm tra cho Người tập sự;
o Người tập sự chưa có yêu cầu tham dự kiểm tra thì Sở Tư pháp ghi nhận việc hoàn thành thời gian và các nghĩa vụ của Người tập sự vào Sổ theo dõi tập sự.
2.2.3. Kiểm tra kết quả tập sự
a) Thủ tục:
- Đối tượng:
+ Người đã hoàn thành thời gian tập sự và các nghĩa vụ của Người tập sự theo quy định;
+ Người không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra kết quả tập sự trước. (Nếu người không đạt yêu cầu trong ba kỳ kiểm tra kết quả tập sự trước thì không được đăng ký tham dự kiểm tra và phải tập sự lại)
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
+ Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng.
- Cơ quan có thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Kết quả:
+ VB thông báo cho người đăng ký về việc ghi tên người đó vào danh sách đề nghị gửi BTP cho tham dự kiểm tra kết quả tập sự;
+ Hoặc VB từ chối có nêu rõ lý do.
b) Kiểm tra
- Thời gian kiểm tra:
+ Không quá 02 lần/năm;
+ Chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quý 1 và quý 3, Sở Tư pháp gửi BTP VB đề nghị kèm theo danh sách và hồ sơ của người đăng ký tham dự kiểm tra của quý đó và danh sách người dự kiến đăng ký tham dự kiểm tra của quý tiếp theo.
+ Thời gian và kế hoạch kiểm tra cụ thể được thông báo cho các Sở Tư pháp chậm nhất là một tháng trước ngày tổ chức kiểm tra.
- Cơ quan có thẩm quyền: BTP (Hội đồng kiểm tra gồm 9 thành viên, Ban giám sát gồm Trưởng ban và 1-2 thành viên)
- Chấm điểm kiểm tra:
+ Thang điểm: 100
+ Thí sinh đạt yêu cầu phải đạt ít nhất từ 50 điểm trở lên;
+ Trong 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc chấm điểm kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra:
o Thông báo kết quả kiểm tra cho Sở Tư pháp và Hội CCV (ở những nơi đã thành lập) của địa phương nơi có người tham dự kỳ kiểm tra;
o Gửi kết quả kiểm tra cho Cục Bổ trợ tư pháp để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của BTP.
c) Phúc tra bài kiểm tra:
- Thời hạn thực hiện: 15 ngày, kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của BTP;
- Điều kiện:
+ Thí sinh không đồng ý với kết quả kiểm tra của mình;
+ Không phúc tra bài kiểm tra vấn đáp.
- Thành phần hồ sơ: Đơn phúc tra
- Nơi nhận: Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;
- Quy trình:
+ Trong 15 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn để thí sinh thực hiện phúc tra bài kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc tra, gồm Trưởng ban và ít nhất 02 (hai) thành viên (các thành viên trong Ban Chấm thi không được là thành viên của Ban Phúc tra)
+ Chấm điểm phúc tra được thực hiện như quy định chấm điểm kiểm tra.
+ Kết quả phúc tra phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.
2.3. Bổ nhiệm
|
Người có GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng
|
Người có GCN bồi dưỡng nghề công chứng
|
Điều kiện
|
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có đạo đức tốt;
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
- Không thuộc các trường hợp sau:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc tội phạm do cố ý.
+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
+ Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
+ Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
|
Thành phần hồ sơ
|
- Đơn đề nghị bổ nhiệm CCV;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
- Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
- Bản sao GCN kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
- GCN sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
|
Bản sao GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng
|
- Bản sao GCN hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
- Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng:
+ Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, GCN điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
+ Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật; Bằng tiến sĩ luật;
+ Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;
+ Giấy xác nhận của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư về thời gian hành nghề luật sư;
+ Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định của pháp luật.
|
Quy trình
|
- Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp có VB đề nghị Bộ trưởng BTP bổ nhiệm CCV kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; nếu từ chối thì phải thông báo bằng VB, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp.
- Trong 30 ngày kể từ ngày nhận được VB và hồ sơ đề nghị, Bộ trưởng BTP xem xét, quyết định bổ nhiệm CCV; nếu từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng VB, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.
|
Phí
|
Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng đối với trường hợp tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng: 3,5 triệu đồng
|
2.4. Thẻ CCV
|
Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ CCV
|
Thu hồi Thẻ CCV
|
Cấp lại Thẻ CCV
|
Điều kiện
|
|
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng BTP quyết định miễn nhiệm CCV;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của TCHNCC khi CCV không còn làm việc tài TCHNCC đó.
|
Thẻ CCV bị mất, bị hỏng
|
Chủ thể thực hiện
|
TCHNCC nơi CCV làm việc
|
Sở Tư pháp nơi CCV đăng ký hành nghề
|
CCV
|
Hồ sơ
|
- Giấy đề nghị;
- Quyết định bổ nhiệm của CCV (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu);
- 01 ảnh chân dung 2cmx 3cm của mỗi CCV (chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp ảnh);
- Thẻ Hội viên hoặc giấy tờ khác chứng minh CCV đã là Hội viên của Hội CCV (ở những nơi đã thành lập Hội CCV);
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của CCV tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi TCHNCC có trụ sở;
- Giấy tờ chứng minh đã chấm dứt hành nghề đối với người đang hành nghề luật sư, đấu giá, thừa phát lại hoặc công việc thường xuyên khác.
|
|
- Giấy đề nghị cấp lại Thẻ CCV;
- 01 ảnh chân dung cỡ 2 cm x 3 cm (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp ảnh);
- Thẻ CCV đang sử dụng (trong trường hợp Thẻ bị hỏng).
|
Quy trình
|
- Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách CCV hành nghề tại địa phương và cấp Thẻ CCV; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách CCV, Sở Tư pháp phải đăng tải Danh sách này trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp, đồng thời gửi BTP để lập danh sách theo dõi chung.
|
Sở Tư pháp có thẩm quyền:
- Xóa đăng ký hành nghề;
- Ra quyết định thu hồi Thẻ CCV và gửi quyết định này cho người bị thu hồi Thẻ, TCHNCC nơi người đó hành nghề và BTP;
- Đăng tải thông tin về việc thu hồi Thẻ trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
|
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho CCV; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.
|
Lệ phí
|
100.000 đồng
|
|
100.000 đồng
|
2.5. Miễn nhiệm
2.5.1. Miễn nhiệm theo đề nghị:
- Điều kiện:
+ CCV có nguyện vọng được miễn nhiệm;
+ CCV chuyển làm công việc khác.
- Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị miễn nhiệm
- Nơi nhận: Sở Tư pháp ở nơi CCV đăng ký hành nghề.
- Quy trình:
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm, Sở Tư pháp có VB đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của CCV gửi Bộ trưởng BTP.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm CCV, Bộ trưởng BTP xem xét, quyết định việc miễn nhiệm CCV.
2.5.2. Bị miễn nhiệm
- Điều kiện: CCV thuộc một trong các trường hợp sau
+ Không còn đủ tiêu chuẩn CCV theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
+ Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
+ Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm CCV hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
+ Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
+ Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
+ Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm CCV quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.
- Quy trình:
+ Khi có căn cứ cho rằng CCV thuộc trường hợp bị miễn nhiệm quy, Sở Tư pháp có VB đề nghị miễn nhiệm CCV kèm theo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng BTP.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm CCV, Bộ trưởng BTP xem xét, quyết định việc miễn nhiệm CCV.
2.6. Bổ nhiệm lại
- Điều kiện:
+ Người được miễn nhiệm theo đề nghị được xem xét bổ nhiệm lại CCV khi có đề nghị bổ nhiệm lại.
+ Người bị miễn nhiệm CCV được xem xét bổ nhiệm lại CCV khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn CCV và lý do miễn nhiệm không còn (trừ người bị miễn nhiệm CCV do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại CCV.)
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm lại CCV;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ GCN sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
+ Bản sao quyết định miễn nhiệm CCV;
+ Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn (đối với người bị miễn nhiệm)
- Quy trình, thủ tục: như bổ nhiệm mới
- Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng: 500.000 đồng
2.7. Một số lưu ý khác
Trong quá trình hành nghề, CCV cần chú ý bốn vấn đề sau:
Thứ nhất, CCV được quyền từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
Thứ hai, CCV phải giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng VB hoặc pháp luật có quy định khác;
Thứ ba, CCV phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm:
- Cơ sở đào tạo:
+ Hội CCV; trường hợp địa phương chưa thành lập Hội CCV thì Sở Tư pháp thực hiện bồi dưỡng.
+ Học viện Tư pháp.
- Thời gian đào tạo: tối thiểu là 03 ngày làm việc/năm (24 giờ/năm)
- CCV được miễn tham gia đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đã tham gia giảng dạy tại Học viện Tư pháp;
+ Đã tham gia giảng dạy tại một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;
+ Đã tham gia một khóa bồi dưỡng nghề công chứng ở nước ngoài trong năm đó.
Thứ tư, CCV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về VB công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của VPCC mà mình là CCV hợp danh.
3. VPCC
3.1. Điều kiện
- Loại hình: Công ty hợp danh
- Thành viên: có từ hai CCV hợp danh trở lên; không có thành viên góp vốn.
- Trưởng văn phòng:
+ Là CCV hợp danh;
+ Đã hành nghề công chứng từ 2 năm trở lên.
- Tên văn phòng:
+ Phải bao gồm cụm từ “VPCC” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một CCV hợp danh khác của VPCC do các CCV hợp danh thỏa thuận;
+ Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của TCHNCC khác;
+ Không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Trụ sở:
+ Có địa chỉ cụ thể
+ Có nơi làm việc cho CCV và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp (xem Quyết định 260/2006/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 147/1999/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành);
+ Có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
3.2. Thủ tục
|
Thành lập
|
Đăng ký hoạt động
|
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
|
Hợp nhất
|
Sáp nhập
|
Chuyển nhượng
|
Chấm dứt hoạt động
|
Điều kiện
|
|
Phải được thực hiện trong 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập
|
Có thay đổi một trong các nội dung sau:
- Tên gọi của VPCC;
+ Họ tên Trưởng VPCC;
+ Địa chỉ trụ sở;
+ Danh sách CCV hợp danh, CCV làm việc theo chế độ hợp đồng của VPCC (nếu có).
|
Hai hoặc một số VPCC có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể hợp nhất thành một VPCC mới, chấm dứt hoạt động của VPCC bị hợp nhất
|
Một hoặc một số VPCC có thể sáp nhập vào một VPCC khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chấm dứt hoạt động của VPCC bị sáp nhập
|
- VPCC chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.
- CCV đã chuyển nhượng VPCC không được phép tham gia thành lập VPCC mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
- CCV nhận chuyển nhượng VPCC phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng VPCC;
+ Cam kết hành nghề tại VPCC mà mình nhận chuyển nhượng;
+ Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của VPCC được chuyển nhượng.
|
- VPCC tự chấm dứt hoạt động;
- VPCC bị thu hồi quyết định cho phép thành lập:
+ Không đăng ký hoạt động;
+ Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà chưa bắt đầu hoạt động;
+ Không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp toàn bộ các CCV hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;
+ Chỉ còn một CCV hợp danh và không bổ sung được thành viên hợp danh mới trong 06 tháng kể từ ngày thiếu CCV hợp danh;
+ Toàn bộ CCV hợp danh bị miễn nhiệm, chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
+ Không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định;
- VPCC bị hợp nhất, bị sáp nhập.
|
Hồ sơ
|
- Đơn đề nghị thành lập VPCC
- Đề án thành lập VPCC
|
- Đơn đăng ký hoạt động;
- Giấy tờ chứng minh trụ sở;
- Hồ sơ đăng ký hành nghề của các CCV hợp danh, CCV làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có)
- Danh sách CCV hợp danh
- Danh sách CCV làm việc theo chế độ hợp đồng (nếu có).
|
- Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;
- Giấy đăng ký hoạt động (bản chính)
- Một hoặc một số giấy tờ sau đây tùy thuộc vào nội dung được đề nghị thay đổi:
- Hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho CCV được bổ sung;
+ VB thỏa thuận về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của CCV;
+ VB thanh lý hợp đồng lao động với CCV làm việc theo chế độ hợp đồng;
+ Giấy tờ chứng minh CCV của VPCC bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết trong trường hợp thay đổi danh sách CCV;
+ Giấy tờ chứng minh CCV dự kiến là Trưởng Văn phòng đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên trong trường hợp thay đổi Trưởng VPCC;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở nếu thay đổi trụ sở; VB chấp thuận của UBND cấp tỉnh nếu chuyển sang địa bàn cấp huyện khác;
|
- Hợp đồng hợp nhất;
- Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các VPCC được hợp nhất tính đến ngày đề nghị hợp nhất;
- Biên bản kiểm kê các hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các VPCC được hợp nhất;
- Danh sách các CCV hợp danh và CCV làm việc theo chế độ hợp đồng tại các VPCC được hợp nhất;
- Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các VPCC được hợp nhất.
|
- Hợp đồng sáp nhập;
- Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các VPCC tính đến ngày đề nghị sáp nhập;
- Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các VPCC;
- Danh sách các CCV hợp danh và CCV làm việc theo chế độ hợp đồng tại các VPCC;
- Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các VPCC.
|
- Hợp đồng chuyển nhượng;
- VB cam kết của các CCV nhận chuyển nhượng;
- Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng của VPCC được chuyển nhượng;
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm CCV của các CCV nhận chuyển nhượng; giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với CCV nhận chuyển nhượng dự kiến là Trưởng VPCC;
- Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của VPCC được chuyển nhượng;
- Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của VPCC được chuyển nhượng.
|
Nếu VPCC tự chấm dứt hoạt động thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, VPCC phải có báo cáo bằng VB gửi Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động.
|
Cơ quan có thẩm quyền
|
UBND cấp tỉnh
|
Sở Tư pháp tỉnh/ thành phố đã ra quyết định cho phép thành lập.
|
Sở Tư pháp nơi VPCC đăng ký hoạt động
|
- Trong 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp lấy ý kiến của Hội CCV, trình UBND cấp tỉnh.
- Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất VPCC; trường hợp từ chối phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.
- Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất, VPCC hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động,
+ Quyết định cho phép hợp nhất VPCC,
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của VPCC
+ Giấy đăng ký hành nghề của các CCV.
Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho VPCC hợp nhất, đồng thời xóa tên các VPCC được hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.
|
- Trong 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp lấy ý kiến của Hội CCV, trình UBND cấp tỉnh.
- Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập VPCC; trường hợp từ chối phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.
- Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép sáp nhập, VPCC hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị,
+ Quyết định cho phép sáp nhập,
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của VPCC nhận sáp nhập;
+ Giấy đăng ký hành nghề của các CCV đang hành nghề tại các VPCC bị sáp nhập.
|
- Trong 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp lấy ý kiến của Hội CCV, trình UBND cấp tỉnh.
- Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được VB đề nghị của Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng VPCC; trường hợp từ chối phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.
- Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động:
+ Chủ thể thực hiện: Các CCV nhận chuyển nhượng
+ Hồ sơ:
o Đơn đề nghị,
o Quyết định cho phép chuyển nhượng,
o Giấy tờ chứng minh về trụ sở của VPCC được chuyển nhượng
o Giấy đăng ký hành nghề của các CCV.
+ Cơ quan có thẩm quyền: Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi cho phép chuyển nhượng
+ Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
+ Kết quả:
o Giấy đăng ký hoạt động (nếu thay đổi tên, trụ sở, trưởng VPCC);
o Hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động (nếu thay đổi nội dung khác);
o Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do
|
Thời hạn giải quyết
|
20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
|
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động
|
07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
|
Kết quả
|
- Quyết định cho phép thành lập VPCC;
- Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do
|
- Giấy đăng ký hoạt động;
- Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do
|
- Giấy đăng ký hoạt động (nếu thay đổi tên, trụ sở, trưởng VPCC);
- Hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động (nếu thay đổi nội dung khác);
- Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do
|
Phí thẩm định
|
|
1 triệu đồng
|
500.000 đồng (nếu cấp lại)
|
|
|
|
|
Các việc cần làm sau đó
|
|
Trong 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, VPCC phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về:
- Tên gọi, địa chỉ trụ sở của VPCC;
- Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm của CCV hành nghề tại VPCC;
- Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
|
- VPCC tự chấm dứt hoạt động hoặc VPCC được hợp nhất, nhận sáp nhập phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động của VPCC đó hoặc VPCC bị hợp nhất, sáp nhập.
- Trong 60 ngày kể từ ngày bị thu hồi quyết định cho phép thành lập, VPCC có nghĩa vụ:
+ Nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác;
+ Làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với CCV, nhân viên của tổ chức mình;
+ Trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà chưa công chứng cho người yêu cầu công chứng.
Hết thời hạn này mà VPCC chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp VPCC chấm dứt hoạt động do bị thu hồi quyết định cho phép thành lập vì toàn bộ CCV hợp danh của VPCC chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của VPCC, của CCV hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của VPCC theo quy định của pháp luật về dân sự.
|
3.3. Một số lưu ý khác:
Trong quá trình hoạt động, VPCC cần chú ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, VPCC có các quyền sau:
- Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
- Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng.
Thứ hai, VPCC có các nghĩa vụ sau:
- Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho CCV của tổ chức mình và bồi thường thiệt hại theo quy định.
- Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
- Tạo điều kiện cho CCV của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
- Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do CCV của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng.
4. Cơ sở pháp lý
- Luật công chứng 2014;
- Nghị định 29/2015/NĐ-CP.
Cập nhật bởi truong_nhu ngày 03/08/2017 08:03:31 SA
Cập nhật bởi truong_nhu ngày 02/08/2017 05:35:17 CH