Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào? Chức danh này có những công việc cụ thể nào theo quy định hiện hành?
Kiểm tra viên trung cấp thuế cần có trình độ như thế nào?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm tra viên trung cấp thuế thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này cần có trình độ như sau:
Trình độ đào tạo
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm.
Phẩm chất cá nhân
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan.
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.
- Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.
- Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin.
- Khả năng đoàn kết nội bộ.
- Chịu được áp lực trong công việc.
- Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic.
Các yêu cầu khác
- Nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về thuế, chiến lược phát triển của ngành thuế, chủ trương thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước và của ngành;
- Nắm chắc nguyên tắc, thủ tục, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế thuộc phần việc được giao;
- Nắm được những vấn đề cơ bản về kinh tế xã hội, những biến động về giá cả có tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng quản lý thuộc phạm vi quản lý được phân công;
- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả; có kỹ năng lập kế hoạch và kiểm tra; phối hợp trong công tác; đọc hiểu, soạn thảo văn bản hành chính thông thường và kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá phần hành công việc được giao quản lý;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Công việc cụ thể của Kiểm tra viên trung cấp thuế được quy định ra sao?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên trung cấp thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể như sau:
Tham mưu xây dựng văn bản
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành quy định của Đảng, văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế.
- Chủ trì hoặc tham gia đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp trong lĩnh vực thuế.
- Tham gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ và các văn bản, quy định liên quan; đề xuất sửa đổi bổ sung quy chế quản lý, quy trình thu phù hợp với tình hình thực tế.
Hướng dẫn
- Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế.
- Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế.
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế.
Kiểm tra
Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế.
- Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thuế;
- Chủ trì tham mưu, đề xuất xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thuế.
Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan
Tham gia thẩm định, góp ý các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về thuế. Tham gia thẩm định các đề án, đề tài nghiên cứu về thuế.
Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công.
Phối hợp thực hiện trong công tác quản lý thuế
Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương trong công tác Quản lý thuế
Thực hiện chế độ hội họp
Được tham gia ý kiến, phát biểu trong cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.