Không xử lý hình sự hành vi trốn đóng bảo hiểm trước năm 2018

Chủ đề   RSS   
  • #527101 31/08/2019

    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Không xử lý hình sự hành vi trốn đóng bảo hiểm trước năm 2018

    Không xử lý hình sự hành vi trốn đóng bảo hiểm trước năm 2018.
    Đây là quy định được ban hành theo Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết về Tội gian lận bảo hiểm xã hội
     
     
    Trước đó tại Bộ luật hình sự 2015 quy định: "Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm".
     
    Theo đó, tại Nghị quyết 05 đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì không xử lý về hình sự theo quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự mà tùy từng trường hợp có những cách xử lý như sau:
     
    + Trường hợp chưa xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền xem xét xử phạt vi phạm hành chính.
     
    + Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
     
    + Trường hợp gây thiệt hại cho người lao động và những người liên quan thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người vi phạm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
     
    Ngoài ra, đối với những trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trước năm 2018 thì đó không được coi là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự.
     
    Giải thích cho quy định trên ông Nguyễn Trí Tuệ - Phó Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao - nói rằng, việc trước đây cần phải có uỷ quyền của người lao động tại doanh nghiệp thì công đoàn cơ sở mới khởi kiện chủ sử dụng lao động với hành vi trốn đóng, nợ BHXH, BHYT, BHTN là cơ chế uỷ quyền khởi kiện dân sự. Tuy nhiên, từ ngày 1.1.2018, những hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động là tội phạm hình sự. Do đó, nghị quyết nêu rõ: "Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 214, 215, 216 của Bộ luật Hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan BHXH gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét, khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự."
     
    Trên đây là một số quy định theo Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực ngày 01/9/2019.
     
    1204 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận