Không xây dựng rào đất có được lấn chiếm không?

Chủ đề   RSS   
  • #596236 29/12/2022

    ltd240195

    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:30/06/2022
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 17 lần


    Không xây dựng rào đất có được lấn chiếm không?

    Mình đang gặp vấn đề về tranh chấp đất với nhà kế bên, đất nhà mình là từ khai hoang khá lâu (có sổ đỏ) qua thời gian do không xây rào nên bị nhà bên lấn đất. Mình nộp đơn lên tòa để giải quyết nhưng bên nhà đấy viện đủ lý do để không trình diên, tòa cũng nói đó là lỗi do nhà mình không lập rào chắn. Vậy mình muốn hỏi giờ nên làm gì để giải quyết cho nhanh chóng. 

     
    411 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ltd240195 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596238   29/12/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Không xây dựng rào đất có được lấn chiếm không?

    Về vấn đề của bạn, liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai, khi không thỏa thuận riêng được với nhau thì chỉ có thể xử lý thông qua quy định tại Luật Đất đai 2013 mà thôi:

    "Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
    ...
    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp."

    ==> Theo đó, bạn sẽ làm đơn yêu cầu tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai gửi đến UBND xã/phường nơi có đất. Lúc này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai. Căn cứ kết quả buổi hòa giải để xử lý tiếp. Nếu hòa giải không thành thì bạn nhận biên bản hòa giải không thành từ Chủ tịch UBND xã, sau đó làm đơn khởi kiện ra Tòa yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai:

    "Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;"

    ==> Lúc này, khi nộp đơn khởi kiện kèm biên bản hòa giải không thành thì Tòa án sẽ phải thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai của bạn. Lý do Tòa án đưa ra "lỗi do nhà chị không lập rào chắn" là không đúng. Không có quy định nào về việc bắt buộc phải lập rào chắn đối với phần đất của mình. Tại Bộ Luật dân sự 2015 có nêu thêm:

    "Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

    ...

    2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác."

    Theo đó, việc xác định quyền sử dụng sẽ dựa vào ranh giới thửa đất được nêu trong Giấy chứng nhận chứ không phải dựa vào hàng rào thực tế lập. Căn cứ vào Giấy chứng nhận đã cấp và cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương để Tòa giải quyết tranh chấp này. Bạn lưu ý rằng phải hòa giải tại xã/phường trước thì mới có thể khởi kiện, Tòa mới có căn cứ thụ lý chứ không thể khởi kiện ngay từ đầu được. Ngoài cách này ra thì không còn phương thức giải quyết tranh chấp đất đai nào khác phù hợp hơn.

     
    Báo quản trị |