Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

Chủ đề   RSS   
  • #524471 31/07/2019

    Caolam266

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2019
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 55 lần


    Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

            Để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và thai nhi trong quá trình hôn nhân, Luật hôn nhân gia đình có quy định con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là người vợ có thai trong thời kì hôn nhân, nếu cha mẹ không thừa nhận thì vẫn phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Theo Điều 88 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: 

    "1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

    Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

    Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

    2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."

              Như vậy, trường hợp người vợ phát hiện có bầu và sinh con trong vòng 300 ngày kể từ thời điểm chinh thức ly dị nếu không có chứng cứ xác định thì đứa bé vẫn là con chung của cô vợ này và người chồng cũ. Dù người chồng này có chối bỏ mình không phải là cha đứa bé thì theo quy định của pháp luật anh ta vẫn phải có trách nhiệm cấp dưỡng, chăm sóc đối với người con "pháp lí" này của mình. 

             Để đảm bảo lợi ích của mình, người chồng có thể chứng minh bằng cách xét nghiệp ADN, chứng minh vợ chồng ly thân trong khoảng thời gian nào...để xác định mình không phải là cha của đứa bé và không có nghĩa vụ cấp dưỡng.

             Tuy nhiên, điều luật này cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc và tiến bộ trong tư tưởng của pháp luật về hôn nhân gia đình, bảo vệ phụ nữ và trẻ em trước những biến đổi của xã hội, trước những người cha vô trách nhiệm với con cái ruột của chính mình.

     
    4526 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Caolam266 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #524481   31/07/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Ngoài ra, quy định "con sinh ra truớc ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ  thừa nhận là con chung của vợ chồng" cũng thể hiện tính nhân văn, tiến bộ của pháp luật. Truớc ngày đăng ký kết hôn, đứa con đó có thể là con chung của hai người nhưng cũng có thể là con của nguời khác, nhưng chỉ cần người đàn ông, hay phụ nữ cùng thống nhất, thừa nhận là con chung thì sẽ đuợc  pháp luật công nhận là con chung và đựoc hưởng các quyền lợi như một đứa con trong giá thú. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ em, thể hiện  tính nhân văn sâu sắc của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/07/2019)
  • #532191   31/10/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    mình thấy luật quy định như vậy là hợp lý và rất nhân văn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho trẻ em vẫn được bảo vệ trước những biến đổi của gia đình, sinh ra phải là phải có cha mẹ và được luật pháp thừa nhận

     
    Báo quản trị |  
  • #547215   27/05/2020

    Mình thấy quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý vì để bảo vệ quyền lợi của người phụ và đứa con sau khi ly hôn, vì khi ly hôn sẽ không muốn quan hệ gì đến người con lại thì người cha sẽ không chu cấp cho người con sinh ra, vì vậy khi có quy định này sẽ bảo vệ cho người người phụ nữ và con.

     
    Báo quản trị |  
  • #549392   17/06/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Em thấy quy định này cũng một phần nào đảm bảo được người phụ nữ mang thai, bảo vệ được những lợi ích phát sinh sau đó và trong quá trình chung sống, có nhiều người không chấp nhận con chung khi người con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên nếu không tin thì vẫn có thể dùng y tế để can thiệp 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #549497   19/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Trên thực tế có trường hợp con sinh ra khi người vợ lấy chồng mới, cũng thuộc trường hợp sinh ra trong vòng 300 ngày sau ly hôn thì việc khai sinh cho con sẽ dựa trên kết quả giám định ADN.

     
    Báo quản trị |  
  • #551047   01/07/2020

    Quy định không phải là con đẻ nhưng vẫn là con chung mục đích tốt đẹp để bảo vệ người phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của những đứa trẻ. Nhưng quan điểm của mình chỉ tốt đẹp khi 2 bên đều biết và công nhận đứa bé là con chung, chứ không đồng ý với những trường hợp lừa dối rồi có con làm con chung.

     
    Báo quản trị |  
  • #551056   01/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Quy định này của pháp luật là hoàn toàn phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bà mẹ và trẻ em. Trong trường hợp người chồng cho rằng con do người vợ mang thai trong thời kì hôn nhân không phải là con ruột của mình thì có thể xét nghiệm ADN và yêu cầu tòa án tuyên bố không phải con chung của vợ chồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #551643   13/07/2020

    phamthiloan20081998
    phamthiloan20081998

    Female
    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2020
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quy định trên là ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người mẹ và trẻ em, đây được xem là quy định mang tính nhân văn. Người mẹ giảm áp lực về kinh tế, ổn định về tâm lý, trẻ có điều kiện để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ bình đẳng giới, giả sử nếu người chồng (đã ly hôn) biết rõ rằng đứa trẻ không phải con của minh nhưng lại không chứng minh được thì vẫn phải thừa nhận đứa trẻ. Như vậy, việc ưu tiên bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em có đang xâm hại quyền lợi của người chồng, người cha trong trường hợp này hay không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #554112   31/07/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11337
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Giờ mình mới để ý có quy định này, cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin.
    Quy định xác định con như thế này khá hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em bởi khi phụ nữ mang thai và sinh con khó có thể kiếm được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là sau khi ly hôn với chồng còn khó khăn gấp bội.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #580898   27/02/2022

    Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

    Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích từ bài viết của bạn. Mĩnh nghĩ rằng thông tin từ bài viết Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung sẽ có rất nhiều người quan tâm và giúp ích cho họ. Hy vọng có thể xem được nhiều bài viết từ bạn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #580939   28/02/2022

    Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

    Cảm ơn thông tin chia sẻ của bạn, việc xác định con chung nhằm mục đích xác định nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như xác định quyền thừa kế sau này đối với con chung. Vì vậy nắm rõ được những quy định này sẽ giúp cho người mẹ có thể đòi những quyền và lợi ích chính đáng mà con mình được hưởng. Mong rằng có thể nhận thêm nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #580941   28/02/2022

    Cảm ơn bài viết chia sẻ thông tin từ bạn. Đối với thông tin này, chúng ta có thể thấy quy định không chỉ là những điều luật khô khan mà còn chứa đựng cả tính nhân văn, giúp bảo vệ trẻ em và phụ nữ. Việc có con vào thời điểm nhạy cảm như vậy sẽ dễ xảy ra trường hợp người chồng không nhận con để trốn tránh chu cấp. Do đó, điều luật này có sự thiệt thòi nhất định cho quyền lợi người chồng nếu không thể cung cấp chứng cứ chứng mình được đó không phải con của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #582207   30/03/2022

    Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

    Đây là một vấn đề rất thú vị, tuy nhiên thì cũng không quá xa lạ bởi trong thực tế cũng có không ít trường hợp như vậy. Việc có phải là con đẻ hay không thì theo mình cần có kết quả giám định ADN. Cảm ơn tác giả vì bài viết rất thú vị.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #582423   31/03/2022

    Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

    Cảm ơn những chia sẻ vô cùng hữu ích từ bài viết của bạn, theo quan điểm cá nhân của mình thì đây là một quy định hoàn toàn hợp lý của pháp luật. Điều này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mẹ cũng như đứa trẻ được sinh ra, góp phần hạn chế việc các bà mẹ bỏ rơi con sau khi sinh và giúp xác định cha mẹ đơn giản hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585733   24/06/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

    Cảm ơn bài viết của bạn rất hữu ích. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì con cái sinh ra trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của  cả 2 vợ chồng mặc dù trên thực tế đó không phải là con chung của cả hai.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585888   26/06/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả,

    Mình thấy quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý vì để bảo vệ quyền lợi của người phụ và đứa con sau khi ly hôn, vì khi ly hôn sẽ không muốn quan hệ gì đến người con lại thì người cha sẽ không chu cấp cho người con sinh ra, vì vậy khi có quy định này sẽ bảo vệ cho người người phụ nữ và con. Để đảm bảo lợi ích của mình, người chồng có thể chứng minh bằng cách xét nghiệp ADN, chứng minh vợ chồng ly thân trong khoảng thời gian nào...để xác định mình không phải là cha của đứa bé và không có nghĩa vụ cấp dưỡng.

     
    Báo quản trị |  
  • #587736   17/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn. Con chung được hiểu là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Ngoài ra, con nuôi do vợ chồng cùng nhận nuôi cũng được xem là con chung của vợ chông.

     
    Báo quản trị |  
  • #587821   19/07/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn,theo mình thấy pháp luật quy định như vậy vô cùng hợp lý,để những đứa trẻ chưa sinh ra, nhưng gặp một số biến cô giữa ba và mẹ vẫn có được pháp luật thừa nhận con chung và ràng buộc pháp luật,chu cấp và chăm sóc chứ không được bỏ bê chối bỏ như không phải con mình

     
    Báo quản trị |  
  • #598469   01/02/2023

    Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

    Cảm ơn bài viết của bạn. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

     
    Báo quản trị |  
  • #600029   09/03/2023

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Không phải con đẻ nhưng vẫn là con chung

    Trên thực tế con có thể không phải là con ruột trong thời kỳ hôn nhân nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp theo luật thì vẫn được xác định là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Pháp luật đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
     
     
    Báo quản trị |