Giấy khai sinh - Ảnh minh họa
Khai sinh cho trẻ em mà cha mẹ chúng không kết hôn mà chỉ sống chung như vợ chồng như thế nào để bé có thể mang họ cha là vấn đề được nhiều người quan tâm. Điều này có được pháp luật cho phép không? Hay đứa bé bắt buộc phải theo họ mẹ. Bài biết sau sẽ giải đáp thắc mắc này.
Không kết hôn vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con theo họ cha
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ không đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với con cái thì như khi có đăng ký kết hôn.
Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con.
Nếu cha mẹ không đăng ký kết hôn thì con vẫn được làm giấy khai sinh. Nhưng lúc này, các cán bộ hộ tịch sẽ đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp trẻ chưa xác định được cha hoặc mẹ.
Bởi theo Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nếu cha mẹ đã đăng ký hết hôn thì phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn. Trong trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì phần tên mẹ hoặc cha sẽ bị bỏ trống nếu người đi đăng ký là người còn lại
Do đó, khi muốn giấy khai sinh của con có đầy đủ thông tin về cha, mẹ̣( có thể theo họ cha) thì phải làm thủ tục nhận con theo quy định của pháp luật. Khi đó, cán bộ hộ tịch có thể kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Thủ tục làm giấy khai sinh
(1) Chuẩn bị giấy tờ:
- Bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ) (Khoản 1 Điều 16 Luật hộ tịch)
- Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh
(2) Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước)
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.
(3) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh theo quy định tại Điều 16 Luật hộ tịch 2014
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ trên nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
- Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Căn cứ Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì:
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.(1)
- Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tai ̣̣(1) thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
===>>>>Như vậy, khi hai người không đăng ký kết hôn mà có con thì vẫn có thể khai sinh cho con theo họ của người cha.
>>>Xem thêm Mất Giấy khai sinh bản gốc, xin cấp lại thế nào?
Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 24/09/2020 05:40:38 CH