Không có hợp đồng bằng văn bản nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày

Chủ đề   RSS   
  • #512353 16/01/2019

    zonakay

    Female
    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Không có hợp đồng bằng văn bản nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày

    Chào anh/ chị. Tôi vào làm trong công ty hiện tại từ 09/2017, sau thời gian thử việc 02 tháng (ko có hợp đồng thử việc bằng văn bản mà chỉ nói miệng) tôi vô chính thức và hưởng mức lương chính thức, nhưng đến tháng 03/2018 công ty mới đóng bhxh cho tôi, và từ đó đến giờ tôi và cty vẫn chưa ký qua hợp đồng lao động bằng văn bản nào. Tôi muốn hỏi là nếu hiện giờ tôi muốn nghỉ việc tại cty thì phải xin trước bao nhiêu ngày.
     
    2220 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #512415   17/01/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động thì: “1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.”

    Cũng theo quy định tại Điều 16 BLLĐ 2012 về hình thức hợp đồng lao động thì:

    “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”.

    Nếu công việc bạn làm ở công ty có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì công ty có nghĩa vụ giao kết hợp đồng bằng văn bản với bạn.

    Việc công ty không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với bạn là trái với quy định của pháp luật. Hành vi này nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 195/2013/NĐ-CP như sau:

    “1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên…”.

    Bạn và công ty chưa giao kết hợp đồng lao động nên không có cơ sở để xác định về thời gian báo trước để thôi việc tại công ty.

    Trong trường hợp này, sai phạm trước hết từ phía công ty đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn, bạn có quyền xin thôi việc mà không cần phải tuân thủ các quy định về thủ tục khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Để đảm bảo quyền lợi cho mình, bạn cần yêu cầu công ty thanh toán đầy đủ tiền lương đúng hạn cho mình, nếu công ty không thực hiện bạn có quyền làm đơn gửi ra phòng Lao động, thương binh và xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết. Nếu vẫn không giải quyết được bạn có quyền nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án nhân dân quận huyện nơi công ty có trụ sở. Ngoài ra bạn cũng có thể làm đơn tố cáo hành vi của người sử dụng lao động công ty bạn gửi ra Thanh tra sở lao động thương binh xã hội để yêu cầu xử lý. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #512773   25/01/2019

    zonakay
    zonakay

    Female
    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đơn nghỉ việc nộp qua mail được không

    Cảm ơn luật sư đã tư vấn. Luật sư cho tôi hỏi thêm đơn xin nghỉ việc tôi phải nộp văn bản trực tiếp hay có thể nộp qua mail được không. Nếu nộp qua mail thì tôi nộp vào thời gian nghỉ tết (cty tôi nghỉ tết khá dài gần nửa tháng) thì qua tết cty có cho nghỉ không, hay cty có thể nói nghỉ tết không nhận mail nghỉ việc của tôi không.
     
    Báo quản trị |  
  • #512774   25/01/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần


    Trong trường hợp của bạn nếu muốn nghỉ thì trước hết thỏa thuận với công ty. Nếu công ty không đồng ý mà bạn vẫn muốn nghỉ thì bạn có thể làm đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng  bạn cần lưu ý thì căn cứ chấm dứt và thời hạn báo trước để không phải bồi thường cho doanh nghiệp. Theo khoản 2 Điều 37 BLLĐ năm 2012 quy định “Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

    Như vậy, việc bạn báo trước bằng email cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (là người đại diện người sử dụng lao động) là hợp lệ, nếu các bên trước đó không thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trong nội quy công ty, quy chế công ty không quy định hình thức thông báo nghỉ việc bắt buộc là bằng văn bản hay hình thức khác. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;