Không cho Luật sư hỏi: HĐXX có quyền?

Chủ đề   RSS   
  • #492368 23/05/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Không cho Luật sư hỏi: HĐXX có quyền?

    Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Luật sư, mới đây trong vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương, HĐXX đã bác bỏ và không cho Luật sư tiến hành đặt câu hỏi với Bộ Y tế và cho rằng đây là quyền của Tòa án. Khi trước đó Luật sư có yêu cầu triệu tập Bộ Y tế đến nhưng không được chấp nhận vì thấy “không cần thiết”.

    Theo đó, Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về quyền của người bào chữa:

    g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

    m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

    Theo pháp luật tố tụng quy định, khi luật sư thực hiện quyền hỏi những vấn đề cần thiết cho hoạt động bào chữa của mình, luật sư sẽ đề xuất triệu tập người đó. Khi triệu tập rồi luật sư được hỏi, bởi trong trường hợp này là triệu tập theo đề nghị của luật sư.

    Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho đối tượng là người bào chữa, thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án cho cả bên buộc tội và bên gỡ tội. (Điều 26, BLTTHS 2015).

    Như vậy có thể thấy, việc không để cho luật sư tiến hành xét hỏi là Tòa đang ngang nhiên hạn chế quyền hạn của Luật sư. Điều này cho thấy sự vi phạm nguyên tắc tố tụng trước phiên toà công khai của chủ toạ đối với quyền hỏi của luật sư và theo tinh thần cải cách tư pháp về quyền hạn của Luật sư được ngang quyền với Viện Kiểm sát.

    Trường hợp này, Luật sư có quyền: 

    >>> Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Có thể thấy, quyền ở đây là một dạng luật chưa thành văn khi quyền của Luật sư liên tục bị hạn chế, đây là một bất lợi cho quá trình bào chữa của Luật sư cũng như quyền và lợi ích của người bị buộc tội. Vì vậy, cần xem xét lại mức độ của hành vi để đảm bảo nguyên tắc công bằng trong tố tụng. 

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 23/05/2018 10:06:29 SA
     
    1166 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận